22. Quản trị kinh doanh

Chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Nhà nước là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: newsroom)

Chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Nhà nước

Khái niệm

Chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ tạm dịch sang tiếng Anh là Development policy of retail distribution system.

Chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ là chính sách thể hiện rõ lập trường và thái độ ứng xử của Nhà nước (Chủ thể quản ) đối với sự phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ (đối tượng quản ) trước các vấn đề ai? cái gì? ở đâu? điều kiện nào? với hình thức nào? và bằng cách nào? nhằm hướng sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ đến các mục tiêu xác định trong từng giai đoạn.

Các cấp độ

Có thể phân chia chính sách phát triển hoạt động phân phối bán lẻ thành 2 cấp độ: 

– Chính sách khung để làm khung khổ chung cho các chính sách cụ thể, đặc thù

– Các chính sách cụ thể đối với từng vấn đề quản hay đối tượng tác động của chính sách. 

Các chính sách cụ thể như: 

+ Ai? (chính sách thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh bán lẻ )

+ Cái gì? (Chính sách mặt hàng)

+ Ở đâu? (Chính sách phát triển thị trường bán lẻ )

+ Điều kiện nào? (chính sách phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh bán lẻ )

+ Bằng cách nào? (chính sách thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ thông tin thị trường …nhằm khuyến khích phát triển các lĩnh vực ưu tiên, đặc thù….)

Khung khổ chung của chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ

Chính sách khung của Nhà nước đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ

Tham khảo:   Nhân viên tuân thủ (Compliance Officer) là ai? Nhiệm vụ

Bản chất của chính sách phát triển hệ thống bán lẻ là mang tính chủ quan, phản ánh lập trường và thái độ ứng xử của Nhà nước cùng những mong muốn và ý chí của chủ thể quản (Nhà nước) đối với sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ trong từng thời kì nhất định. 

Tuy nhiên, nội dung của nó lại gồm cả các nhân tố khách quan được nhận thức và phản ánh trong chính sách (chủ quan) cùng mối quan hệ giữa nhân tố khách quan với yếu tố chủ quan. 

Chất lượng và hiệu lực của chính sách phụ thuộc trước hết vào mức độ phản ánh và trình độ nhận thức về hiện thực khách quan sự vận động của lĩnh vực phân phối bán lẻ của nền kinh tế trong nội dung chính sách được xây dựng, hoạch định. 

Các nội dung cụ thể gồm:

– Một là, động thái của thị trường phân phối bán lẻ và sự vận động của các hệ thống phân phối hàng hoá trong nền kinh tế nói chung.

Các hệ thống phân phối bán lẻ của các doanh nghiệp (cấp vi mô) nói riêng (đặc biệt là các xu hướng tự vận động trái ngược nhau của các hệ thống phân phối bán lẻ cấp vi mô) … là biểu hiện của nhân tố khách quan, và là cơ sở nhận thức hình thành chính sách phát triển lĩnh vực phân phối bán lẻ.

Tham khảo:   Quản trị Logistics (Logistics Management) là gì? Nội dung

– Hai là, hệ thống các quan điểm và nguyên tắc điều chỉnh sự phát triển của lĩnh vực phân phối bán lẻ, thể hiện lập trường và thái độ ứng xử của chủ thể quản là Nhà nước đối với lĩnh vực phân phối bán lẻ, trước hết là đối với dòng chảy của hàng hoá từ người bán lẻ đến người tiêu dùng , nó mang tính chủ quan.

– Ba là, các qui phạm chính sách về phạm vi đối tượng tác động của chính sách và các công cụ, biện pháp tác động lên các đối tượng điều chỉnh đó để đạt tới mục tiêu của chính sách. Nó thể hiện ý chí và quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách.

– Bốn là, các nội dung thể hiện chức năng của chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ được biểu đạt bằng các nguyên tắc và cách thức tác động của chính sách đến việc thực hiện các chức năng phân phối quan trọng nhất của hệ thống phân phối bán lẻ. 

– Năm là, các nội dung thể hiện cấp độ quản của chính sách phát triển hệ thống phân phối bán lẻ (theo phân cấp quản Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân).

(Tài liệu tham khảo: Vai trò quản lí nhà nước đối với mạng lưới thương nghiệp bán lẻ, ĐH Duy Tân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo