22. Quản trị kinh doanh

Mô hình tổ chức ma trận (Matrix organizational structure) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: projectmanager)

Mô hình tổ chức ma trận

Khái niệm

Mô hình tổ chức ma trận trong tiếng Anh được gọi là Matrix organizational structure.

Mô hình tổ chức ma trận là cơ cấu tổ chức trong đó mỗi người lao động sẽ báo cáo cho nhà quản lí bộ phận mà họ là nhân lực cơ hữu và nhà quản lí chương trình, dự án.

Mô hình tổ chức ma trận là sự kết hợp của hai hay nhiều mô hình tổ chức bộ phận khác nhau. 

Ví dụ

Ví dụ, mô hình theo chức năng kết hợp với mô hình theo sản phẩm

Cơ cấu tổ chức ma trận tại một doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức ma trận tại một doanh nghiệp

Ở đây, các nhà quản theo chức năng và theo sản phẩm đều có vị thế ngang nhau. Họ chịu trách nhiệm báo cáo cho cùng một cấp lãnh đạo và có thẩm quyền ra quyết định thuộc lĩnh vực mà họ phụ trách. 

Khi cần thực hiện các kế hoạch với mục tiêu lớn, mang tính độc lập (như các chương trình, dự án lớn), nhà quản chương trình, dự án sẽ được xác định, và người này sẽ tuyển người có đủ năng lực từ các bộ phận trong tổ chức cũng như bên ngoài tổ chức để thực hiện kế hoạch đó. 

Tham khảo:   Quản lý vận hành là gì? Quy trình, phương pháp và công cụ quản lý vận hành trong doanh nghiệp

Như vậy tổ chức ma trận là cơ cấu tổ chức trong đó mỗi người lao động sẽ báo cáo cho nhà quản bộ phận mà họ là nhân lực cơ hữu và nhà quản chương trình, dự án.

Ưu và nhược điểm

Ưu điểm của mô hình

Định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng

Tập trung nguồn lực vào khâu xung yếu

Kết hợp được năng lực của nhiều nhà quản và chuyên gia

Tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường

Nhược điểm của mô hình

Hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất mệnh lệnh

Quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản có thể trùng lắp tạo ra các xung đột

Cơ cấu phức tạp và không bền vững

Có thể gây tốn kém

Cách tổ chức theo ma trận mang lại triển vọng lớn cho nhiều tổ chức trong điều kiện môi trường thay đổi nhanh với nhiều yếu tố bất định. 

Điểm mấu chốt làm cho cơ cấu ma trận phát huy được tác dụng là sự rõ ràng của mối quan hệ quyền hạn giữa các nhà quản và cơ chế phối hợp. 

Tham khảo:   Thuyết kì vọng (Expectancy theory) của Victor Vroom

Rất nhiều tổ chức cả ở khu vực công và tư đã sử dụng thành công cơ cấu theo ma trận.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo