22. Quản trị kinh doanh

Quản lí dự án (Project management) là gì? Nội dung

Hình minh hoạ (Nguồn: gernotkapteina)

Quản lí dự án 

Khái niệm

Quản lí dự án trong tiếng Anh được gọi là Project management.

Quản dự án là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của vòng đời dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn hình thành, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành và giai đoạn kết thúc). 

Mục đích của nó là từ góc độ quản và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành,. mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế, làm tốt công tác quản là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Nội dung quản lí dự án

– Quản phạm vi dự án

Tiến hành khống chế quá trình quản đối với nội dung công việc của dự án nhằm thực hiện mục tiêu dự án. Nó bao gồm việc phân chia phạm vi, qui hoạch phạm vi, điều chỉnh phạm vi dự án …

– Quản thời gian dự án

Quản thời gian dự án là quá trình quản mang tính hệ thống nhằm đảm bảo chắc chắn hoàn thành dự án theo đúng thời gian đề ra. Nó bao gồm các công việc như xác định hoạt động cụ thể, sắp xếp trình tự hoạt động, bố trí thời gian. khống chế thời gian và tiến độ dự án.

– Quản chi phí dự án

Quản chi phí dự án là quá trình quản chi phí, giá thành dự án nhằm đảm bảo hoàn thành dự án mà chi phí không vượt quá mức trù bị ban đầu. Nó bao gồm việc bố trí nguồn lực, dự tính giá thành và khống chế chi phí.

– Quản chất lượng dự án

Quản chất lượng dự án là quá trình quản có hệ thống việc thực hiện dự án nhằm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về chất lượng mà khách hàng đặt ra. Nó bao gồm việc qui hoạch chất lượng. khống chế chất lượng và đảm bảo chất lượng …

Tham khảo:   Nghiên cứu cơ hội đầu tư (Research of Investment Opportunities) là gì? Căn cứ đầu tư

– Quản nguồn nhân lực

Quản nguồn nhân lực là phương pháp quản mang tính hệ thống nhằm đảm bảo phát huy hết năng lực, tính tích cực, sáng tạo của mỗi nguời trong dự án và tận dụng nó một cách có hiệu quả nhất. Nó bao gồm các việc như qui hoạch tổ chức, xây dựng đội ngũ, tuyển chọn nhân viên và xây dựng các ban quản dự án.

– Quản việc trao đổi thông tin dự án

Quản việc trao đổi thông tin dự án là biện pháp quản mang tính hệ thống nhằm đảm bảo việc truyền đạt, thu thập, trao đổi một cách hợp các tin tức cần thiết cho việc thực hiện dự án cũng như việc truyền đạt thông tin, báo cáo tiến độ dự án.

– Quản rủi ro trong dự án

Khi thực hiện dự án sẽ gặp phải những nhân tố rủi ro mà chúng ta không lường trước được. Quản rủi ro là biện pháp quản mang tính hệ thống nhằm tận dụng tối đa những nhân tố có lợi không xác định và giảm thiểu tối đa những nhân tố bất lợi không xác định cho dự án. 

Nó bao gồm việc nhận biết. phân biệt rủi ro, cân nhắc, tính toán rủi ro, xây dựng đối sách và khống chế rủi ro.

– Quản việc thu mua của dự án

Quản việc thu mua của dự án là biện pháp quản mang tính hệ thống nhằm sử dụng những hàng hóa, vật liệu thu mua được từ bên ngoài tổ chức thực hiện dự án. Nó bao gồm việc lên kế hoạch thu mua. lựa chọn việc thu mua và trưng thu các nguồn vật liệu.

Tham khảo:   Năng lực tổ chức của nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp là gì?

– Quản việc giao nhận dự án

Đây là một nội dung quản dự án mới mà Hiệp hội các nhà quản dự án trên thế giới đưa ra dựa vào tình hình phát triển của quản dự án. Một số dự án tương đối độc lập nên sau khi thực hiện hoàn thành dự án, hợp đồng cũng kết thúc cùng với sự chuyển giao kết quả. 

Nhưng một số dự án lại khác, san khi dự án hoàn thành thì khách hàng lập tức sử dụng kết quả dự án này vào việc vận hành sản xuất. Dự án vừa bước vào giai đoạn đầu vận hành sản xuất nên khách hàng (người tiếp nhận dự án) có thể thiếu nhân tài quản kinh doanh hoặc chưa nắm vững được tính năng, kĩ thuật của dự án. 

Vì thế cần có sự giúp đỡ của đơn vị thi công dự án giúp đơn vị tiếp nhận dự án giải quyết vấn đề này, từ đó mà xuất hiện khâu quản việc giao – nhận dự án. 

Quản việc giao – nhận dự án cần có sự tham gia của đơn vị thi công dự án và đơn vị tiếp nhận dự án, tức là cần có sự phối hợp chặt chẽ gian hai bên giao và nhận, như vậy mới tránh được tình trạng dự án tốt nhưng hiệu quả kém, đầu tư cao nhưng lợi nhuận thấp. 

Trong rất nhiều dự án đầu tư quốc tế đã gặp phải trường hợp này, do đó quản việc giao – nhận dự án là vô cùng quan trọng và phải coi đó là một nội dung chính trong việc quản dự án.

(Tài liệu tham khảo: Quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình, Lê Văn Thịnh, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng)

Tham khảo:   Ban kiểm soát (Board of Supervisors) là gì? Vai trò và chức năng của Ban kiểm soát

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo