22. Quản trị kinh doanh

Quyền uy do chức vụ mang lại (Legitimate Power) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Expert Program Management

Quyền uy do chức vụ mang lại

Khái niệm

Quyền uy do chức vụ mang lại hay còn gọi là quyền lực do pháp luật qui định, trong tiếng Anh gọi là Legitimate Power.

Quyền uy do chức vụ mang lại được bắt nguồn từ địa vị pháp lí của một nhà lãnh đạo nào đó và đây chính là những quyền đã được pháp luật qui định. (French & Raven, 1959)

Quá trình gây ảnh hưởng trong sự phối kết hợp với quyền uy do luật định là một thuận lợi to lớn đối với bất cứ một lãnh đạo nào. Một số học giả nhấn mạnh vào dòng quyền lực từ trên xuống dưới, tuy nhiên quá trình gây ảnh hưởng không chỉ dựa vào quyền lực do pháp lí qui định không thôi mà còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác. 

Đặc điểm

Các thành viên trong một tổ chức thường tuân thủ các qui định, nội qui, qui chế để đổi lại họ được hưởng một khoản lợi nào đó; tuy nhiên, sự “nhất trí” này thường có tính ngầm định chứ không phải là một cái gì đó rõ ràng, minh bạch. 

Việc tuân thủ các quyền do pháp luật qui định thường được áp dụng và phát huy tác dụng đối với các thành viên chính thức hoặc đối với các thành viên có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ với tổ chức. 

Tham khảo:   Chiến lược cạnh tranh ở vị thế dẫn đầu là gì? Các chiến lược

Bởi vậy, qui trình lựa chọn lãnh đạo thường dựa trên các qui định của pháp luật cũng như dựa trên các yếu tố thuộc về truyền thống, phong tục. Bất cứ một sự lựa chọn hay bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo nào mà đi chệch hướng so với những giá trị chuẩn mực cũng như các qui định của pháp luật đều có thể làm phương hại đến quyền lực về mặt pháp lí của các nhà lãnh đạo. 

Nội dung của quyền uy do chức vụ mang lại

Khi nói đến quyền uy do chức vụ mang lại, không thể không đề cập đến hai nội dung quan trọng, đó là mức độ quyền lực và phạm vi quyền lực.

Mức độ quyền lực là mức độ quyền hạn mà một người nào đó ở một cương vị nào đó được sử dụng khi giải quyết một công việc cụ thể. Trong bất cứ một tổ chức nào, mức độ quyền hạn phụ thuộc vào vị trí nắm giữ, chức vụ càng cao thì quyền hạn càng lớn.

Bên cạnh mức độ quyền lực, phạm vi quyền lực cũng là một nội dung cần được xác định rõ. Phạm vi quyền lực chính là số lượng lĩnh vực, công việc mà một người nào đó ở một cương vị cụ thể nào đó được quyền điều hành, chỉ đạo. Thông thường, phạm vi quyền lực được qui định rõ ở trong điều lệ của tổ chức, ở trong mô tả công việc, hay ở trong các điều khoản của hợp đồng (Reitz, 1977).

Tham khảo:   Dư luận tập thể (Public opinion) trong quản trị kinh doanh là gì?

Trong công tác lãnh đạo, việc xác định rõ liệu sự chỉ đạo của lãnh đạo có thuộc thẩm quyền hay không, có nằm trong phạm vi được quyền hay không, có phù hợp với các giá trị, thuần phong mĩ tục hay không giữ một vai trò hết sức quan trọng. 

Một số hướng dẫn khi sử dụng quyền uy cho chức vụ mang lại 

– Đưa ra chỉ thị, yêu cầu rõ ràng, lịch sự

– Giải thích rõ nguyên nhân đưa ra chỉ thị, yêu cầu đó

– Không đưa ra chỉ thị, yêu cầu vượt quá thẩm quyền

– Xác định rõ quyền hạn nếu cần thiết

– Tuân thủ nghiêm chỉnh tuyến chức năng

– Theo dõi để thấy được sự tuân thủ

– Nhất quán, kiên định nếu thấy phù hợp

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo