22. Quản trị kinh doanh

Chỉ số KPI (Key Performance Indicators) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: Richwood Bank

Chỉ số KPI (Key Performance Indicators)

Định nghĩa

Chỉ số KPI hay chỉ số đo lường hiệu quả công việc trong tiếng Anh là Key Performance Indicators, thường được viết tắt là KPI.

Chỉ số KPI là một tập hợp các biện pháp định lượng mà một công ty sử dụng để đánh giá hiệu suất của nó theo thời gian. 

Các số liệu này được sử dụng để xác định tiến trình của một công ty trong việc đạt được các mục tiêu chiến lược và hoạt động của mình và cũng để so sánh tài chính và hiệu suất của công ty với các doanh nghiệp khác trong ngành. 

KPI cũng có thể được gọi là chỉ số KSI (Key Success Indicators), và có sự thay đổi giữa các công ty và ngành khác nhau, tùy thuộc vào các ưu tiên thích hợp hoặc tiêu chí hiệu suất. 

Ví dụ: nếu mục tiêu của một công ty phần mềm là có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngày, thì chỉ số KPI của nó có thể là thước đo tăng trưởng doanh thu hàng năm (Year-over-year – YOY). Trong ngành công nghiệp bán lẻ, doanh số bán hàng cùng cửa hàng là một thước đo quan trọng để đo lường sự tăng trưởng. 

Các loại chỉ số KPI

Các chỉ số KPI gắn liền với tài chính thường tập trung vào doanh thu và biên lợi nhuận. Một trong những phép đo dựa trên lợi nhuận cơ bản là lợi nhuận ròng. Con số này thể hiện số doanh thu còn lại chính là lợi nhuận trong một thời gian nhất định sau khi hạch toán tất cả các chi phí, thuế và thanh toán lãi của công ty trong cùng thời kì. 

Tham khảo:   Chiến lược kinh doanh (Business strategy) là gì? Bản chất và vai trò

Vì lợi nhuận ròng được tính bằng số tiền, nên nó phải được chuyển đổi thành tỉ lệ phần trăm của doanh thu, hoặc biên lợi nhuận ròng, được sử dụng trong phân tích so sánh. 

Ví dụ: nếu biên lợi nhuận ròng tiêu chuẩn cho một ngành nhất định là 50%, một doanh nghiệp mới trong ngành biết rằng họ cần phải nỗ lực để đáp ứng hoặc đánh bại con số đó để cạnh tranh. Biên lợi nhuận gộp, đo lường doanh thu sau khi chỉ tính những chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất hàng hóa để bán, là một KPI dựa trên lợi nhuận phổ biến khác. 

Tỉ số thanh khoản hiện thời (the current ratio) là một loại KPI tài chính tập trung vào thanh khoản và được tính bằng cách chia tài sản hiện tại của công ty cho các khoản nợ hiện tại. Một công ty lành mạnh về tài chính thường có dư tiền và các khoản tương đương tiền trong tay để đáp ứng tất cả các nghĩa vụ tài chính của nó trong giai đoạn 12 tháng.

Tuy nhiên, các ngành công nghiệp khác nhau sử dụng các khoản nợ khác nhau, do đó, so sánh tỉ lệ số thanh khoản hiện thời của một công ty với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành là một cách tốt để xác định xem dòng tiền của doanh nghiệp có phù hợp với tiêu chuẩn ngành hay không. 

Tham khảo:   Hệ thống thông tin tài chính mức chiến lược là gì? Các hệ thống

Những lưu ý

KPI không cần bị ràng buộc về tài chính, vì thành công của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều hơn vào lợi nhuận và mức nợ của nó. Mối quan hệ của nó với khách hàng và nhân viên cũng quan trọng.

Một chỉ số KPI phi tài chính phổ biến bao gồm các biện pháp về foot traffic, doanh thu của nhân viên, số lượng khách hàng lặp lại so với khách hàng mới và các số liệu chất lượng khác nhau. Các số liệu cụ thể mà một công ty theo dõi được quyết định bởi các mục tiêu hiện tại của nó và có thể thay đổi theo thời gian khi doanh nghiệp phát triển và thiết lập các biện pháp hiệu suất mới.

(Theo Investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo