22. Quản trị kinh doanh

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức là gì? Các chiến lược

Hình minh hoạ (Nguồn: conduiraonline)

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức

Khái niệm

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức tạm dịch sang tiếng Anh là Competitive strategy in challenging position.

Chiến lược cạnh tranh ở vị thế thách thức là chiến lược do cấp đơn vị kinh doanh xây dựng trong trung hạn dành cho những doanh nghiệp ở vị thế thách thức.

Các doanh nghiệp ở vị thế thách thức có thể là các doanh nghiệp lớn nhưng không phải là số một trên thị trường.

Các mục tiêu tăng trưởng nhanh ở cấp doanh nghiệp và chiến lược tăng trưởng tập trung rất thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhằm giành thêm thị phần. 

Các chiến lược ở vị thế thách thức

– Chiến lược tăng trưởng

Có ba cách thức cụ thể như sau:

+ Cách thứ nhất là tấn công vào đối thủ đứng đầu thị trường một cách trực tiếp và chính diện trong trường hợp doanh nghiệp thách thức phải có lợi thế cạnh tranh bền vững hoặc khi doanh nghiệp đứng đầu thị trường có điểm yếu có thể lợi dụng để tấn công.

+ Cách thứ hai là thâu tóm thị phần từ các đối thủ cạnh tranh khác nhỏ và yếu thế hơn để củng cố vị thế của mình.

Tham khảo:   Kế hoạch (Plan) là gì? Nội dung và phân loại

+ Cách thứ ba mang tính gián tiếp hơn và tìm cách tránh đối đầu trực tiếp.

Trong quá trình thực hiện chiến lược giành thị phần, tránh hoạt động quá chậm, làm chưa đúng mức, làm không trôi chảy, không đánh giá hết đối thủ cạnh tranh và không xác định được điểm dừng.

– Chiến lược kinh doanh

Thường chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thách thức có những nước đi mang tính đe doạ. Vì vậy, chìa khoá thành công cho những chiến lược như vậy là việc dự đoán và đối phó với hành động trả đũa. 

Nếu hành động trả đũa được tung ra nhanh chóng và quyết liệt thì có thể mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp sẽ không đạt được và dẫn đến một cuộc chiến giữa các doanh nghiệp. 

Liên quan đến hành động trả đũa của các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần quan tâm đến một số vấn đề dưới đây:

+ Khả năng trả đũa có thể xảy ra đến mức nào?

+ Những hành động trả đũa sẽ được tung ra nhanh chóng đến mức nào?

+ Những hành động trả đũa quyết liệt đến mức nào và có hiệu quả tiềm tàng đến mức nào?

Tham khảo:   Bố trí mặt bằng sản xuất theo nhóm (Group layout) là gì? Ưu điểm

+ Liệu có thể tác động tới sự trả đũa đó hay không?

Ngoài ra, trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp thách thức còn phải tính đến những biện pháp tự vệ. Việc tự vệ tốt chính là tạo ra cho mình tình huống mà ở đó đối thủ cạnh tranh thực sự đã thực hiện chiến lược không sáng suốt. 

Nhưng với tấn công, việc tự vệ có thể có được nhờ việc buộc các đối thủ cạnh tranh phải lùi bước sau cuộc đấu. Tuy nhiên, việc tự vệ có kết quả nhất là ngăn chặn mọi sự trả đũa.

(Tài liệu tham khảo: Tài liệu Các loại chiến lược của doanh nghiệp, Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo