22. Quản trị kinh doanh

Chiến lược kinh doanh quốc tế (International business strategy) là gì?

Hình minh họa

Chiến lược kinh doanh quốc tế 

Khái niệm

Chiến lược kinh doanh quốc tế trong tiếng Anh là International business strategy.

Chiến lược kinh doanh nói chung là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách, giải pháp và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể nhất định. 

Chiến lược kinh doanh phản ánh các hoạt động của một đơn vị kinh doanh bao gồm quá trình hoạch định mục tiêu, các chính sách, các biện pháp lớn được sử dụng để đạt được mục tiêu đó. 

Chiến lược kinh doanh quốc tế là một bộ phận trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp, nó bao gồm các mục tiêu dài hạn mà doanh nghiệp cần phải đạt được thông qua các hoạt động kinh doanh quốc tế, các chính sách và các giải pháp lớn nhằm đưa hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về thể chất. 

Thực chất, chiến lược kinh doanh quốc tế là tập hợp các mục tiêu, các chính sách và kế hoạch hoạt động của một doanh nghiệp nhằm đạt tới một thứ hạng nhất định trong dài hạn dưới tác động của môi trường kinh doanh toàn cầu. 

Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế đóng vai trò định hướng các hoạt động quốc tế cho doanh nghiệp. 

– Chiến lược kinh doanh chỉ ra được những lợi thế và bất lợi của doanh nghiệp, 

– Tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh,

Tham khảo:   C2C (Consumer to Consumer) là gì? Định nghĩa và ví dụ

– Tối thiểu hóa các mối đe dọa và các rủi ro trong hoạt động, 

– Khai thác các lợi thế cạnh tranh để hoạt động có hiệu quả so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường quốc tế. 

Các loại chiến lược kinh doanh quốc tế

Các công ty thường sử dụng 4 chiến lược cơ bản để cạnh tranh trong môi trường quốc tế. Mỗi chiến lược đều có những ưu điểm và nhược điểm. Sự thích hợp của mỗi chiến lược thay đổi theo sức ép giảm chi phí và sức ép từ các địa phương. 

Chiến lược quốc tế (International strategy)

Các công ty theo đuổi chiến lược quốc tế sẽ cố gắng tạo ra giá trị bằng cách chuyển các kĩ năng giá trị và các sản phẩm đến thị trường nước ngoài, nơi mà các đối thủ cạnh tranh bản địa thiếu những kĩ năng và sản phẩm đó. 

Chiến lược quốc tế sẽ có ý nghĩa nếu công ty có một năng lực giá trị cốt lõi mà các nhà cạnh tranh bản địa thiếu và nếu công ty đối mặt với một sức ép yếu của các yêu cầu địa phương và sự cắt giảm chi phí. 

Chiến lược đa quốc gia (Multinational strategy)

Đây là chiến lược làm thích nghi các sản phẩm và chiến lược Marketing của họ ở mỗi thị trường quốc gia cho phù hợp với sở thích của quốc gia đó. Nói cách khác, chiến lược đa quốc gia (một số tài liệu còn gọi là chiến lược đa nội địa – Multidomestic stategy) cũng giống như tên gọi của nó – đó là một chiến lược riêng biệt cho mỗi quốc gia nơi công ty tiêu thụ sản phẩm của mình.

Tham khảo:   Thực phẩm an toàn (Safe food) là gì? Thị trường thực phẩm an toàn ở Việt Nam

Một chiến lược đa quốc gia sẽ có ý nghĩa nhất khi mà có nhiều sức ép về đáp ứng nội đại và ít sức ép về việc cắt giảm chi phí.

Chiến lược toàn cầu (Global strategy)

Các công ty theo đuổi chiến lược toàn cầu sẽ tập chung việc gia tăng lợi nhuận bằng việc cắt giảm chi phí để đạt được lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm. Các công ty hướng đến việc đưa ra thị trường các sản phẩm tiêu chuẩn hóa trên toàn cầu, vì vậy họ có thể thu hoạch được tối đa lợi ích từ qui mô.

Chiến lược toàn cầu sẽ đạt ý nghĩa cao nhất tại nơi mà áp lực cao về sự cắt giảm chi phí và nơi mà các yêu cầu địa phương là thấp nhất.

Chiến lược xuyên quốc gia (Transnational strategy)

Trong môi trường toàn cầu ngày nay, điều kiện cạnh tranh là hết sức khắc nghiệt, các doanh nghiệp phải khai thác tính kinh tế của địa điểm và lợi ích kinh tế của đường cong kinh nghiệm, họ phải đưa ra các thế mạnh cạnh tranh chủ lực bên trong công ty và họ cũng phải làm tất cả những gì trong khi phải chú ý đến sức ép của thị trường nội địa.

Chiến lược xuyên quốc gia sẽ có ý nghĩa khi các công ty phải đối mặt với áp lực lớn về việc cắt giảm chi phí và các yêu cầu địa phương cao.

(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)

Tham khảo:   Vốn ngắn hạn (Short-term capital) là gì? Chu trình luân chuyển vốn ngắn hạn

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo