22. Quản trị kinh doanh

Chiến lược tăng trưởng tập trung là gì? Nội dung chiến lược

Hình minh hoạ (Nguồn: hbng)

Chiến lược tăng trưởng tập trung

Khái niệm

Chiến lược tăng trưởng tập trung là chiến lược tăng trưởng bằng cách phát huy các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp để tăng doanh số và lợi nhuận. 

Nội dung chiến lược 

Chiến lược tăng trưởng tập trung bao gồm 3 chiến lược:

– Chiến lược thâm nhập thị trường

Chiến lược thâm nhập thị trường là chiến lược nhằm gia tăng thị phần cho các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp thông qua các nỗ lực marketing. 

Chiến lược thâm nhập thị trường bao gồm việc gia tăng số lượng nhân viên bán hàng, tăng chi phí quảng cáo, tăng cường các hoạt động xúc tiến bán hàng hoặc gia tăng các nỗ lực quan hệ công chúng. 

Chiến lược thâm nhập thị trường có thể trở nên rất hiệu quả trong một số trường hợp như khi thị trường hiện tại chưa bão hòa một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định hoặc tỉ lệ sử dụng sản phẩm của các khách hàng hiện tại có thể gia tăng một cách đáng kể. 

Hoặc trong trường hợp thị phần của các đối thủ cạnh tranh chính đang giảm đi trong khi lượng tiêu thụ toàn ngành đang tăng lên. 

Ngoài ra khi doanh số bán hàng và chi phí marketing trong quá khứ có sự tương quan chặt chẽ và việc gia tăng qui mô có thể mang lại cho doanh nghiệp các lợi thế cạnh tranh cơ bản.

– Chiến lược phát triển thị trường

Chiến lược phát triển thị trường là chiến lược nhằm đưa các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại tiêu thụ trên các khu vực địa lí mới. 

Tham khảo:   Xúc tiến thương mại (Trade promotion) là gì? Các hình thức xúc tiến thương mại

Chiến lược này hướng đến việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp tới các khách hàng mới, do đó việc khai thác các nhóm khác hàng mới trong khu vực địa lí hiện tại mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng có thể được coi là chiến lược phát triển thị trường. 

Với chiến lược này doanh nghiệp cần thiết lập kênh phân phối mới cho sản phẩm hàng hóa và dịch vụ hiện tại, do đó doanh nghiệp cũng cần cân nhắc về chi phí và hiệu đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế suy thoái. 

Chiến lược phát triển thị trường đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp có một/một số các điều kiện dưới như sau: 

+ Khi doanh nghiệp có thể thiết lập được một kênh phân phối mới hiệu quả: ổn định, sẵn sàng và với chi phí hợp lí 

+ Khi một doanh nghiệp đang kinh doanh rất hiệu quả trong ngành kinh doanh mà nó tham gia và có năng lực dư thừa

+ Khi tồn tại một đoạn thị trường nào đó chưa được khai thác hoặc chưa bão hòa

+ Khi doanh nghiệp có nguồn lực cần thiết (vốn, nhân lực…) để triển khai và quản lí hoạt động kinh doanh tại đoạn thị trường mới hoặc khi doanh nghiệp đang hoạt động dưới năng lực sản xuất hiện tại

Ngoài ra, chiến lược này cũng có thể rất phù hợp nếu ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang tham gia có xu hướng mở rộng về phạm vi trên toàn cầu.

– Chiến lược phát triển sản phẩm

Tham khảo:   Mô hình tổ chức lao động kiểu ma trận (Matrix Organization Structure) là gì?

Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược nhằm gia tăng lượng hàng hóa tiêu thụ bằng cách thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại. 

Không chỉ đòi hỏi một ngân sách lớn hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp thường xuyên theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm còn phải có năng lực thực sự trong hoạt động nghiên cứu phát triển và hoạt động marketing nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ mới tới tay người tiêu dùng. 

Chiến lược phát triển sản phẩm đặc biệt hữu hiệu trong một số trường hợp như khi một sản phẩm rất thành công của doanh nghiệp đã bắt đầu đi vào giai đoạn bão hòa trong chu kì sống sản phẩm

Chiến lược này nhằm thu hút những khách hàng đã thỏa mãn với những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp tiếp tục thử và tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ mới. 

Hoặc khi doanh nghiệp hoạt động và cạnh tranh trong ngành có tốc độ đổi mới và phát triển công nghệ cao; trong khi đối thủ cạnh tranh chính có thể đưa ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn nhưng ở mức giá cạnh tranh. 

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể áp dụng chiến lược này nếu kinh doanh trong ngành có tốc độ tăng trưởng cao và khi doanh nghiệp có thế mạnh thật sự trong hoạt động nghiên cứu và phát triển.

(Tài liệu tham khảo: Trung tâm đào tạo từ xa, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo