22. Quản trị kinh doanh

B2C (Business To Consumer) là gì? Các loại mô hình kinh doanh B2C

Hình minh họa. Nguồn: Uplevo

B2C – Business To Consumer (Doanh nghiệp – Người tiêu dùng)

Định nghĩa

B2C là viết tắt của cụm từ Business To Consumer trong tiếng Anh. 

B2C là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa những người tiêu dùng là người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng có thể được gọi là các doanh nghiệp B2C.

B2C trở nên vô cùng phổ biến trong thời gian bong bóng dot-com cuối thập niên 90 khi nó chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua mạng Internet. 

Là một mô hình kinh doanh, B2C có sự khác biệt đáng kể so với mô hình B2B, trong đó chỉ sự giao dịch giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp với nhau. 

Đặc điểm

B2C là một trong những mô hình bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên thế giới.

B2C theo truyền thống được gọi là mua sắm tại các trung tâm thương mại, ăn uống tại nhà hàng, trả tiền cho việc xem phim,… Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Internet đã tạo ra một kênh kinh doanh B2C hoàn toàn mới dưới hình thức thương mại điện tử hoặc bán hàng hóa và dịch vụ qua Internet. 

Bất kì doanh nghiệp nào phụ thuộc vào doanh số B2C đều phải duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng của họ để đảm bảo họ sẽ quay lại. Không giống như B2B có các chiến dịch tiếp thị hướng đến việc chứng minh giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ, các công ty dựa vào B2C phải đưa ra những hoạt động tiếp thị hướng đến cảm xúc của khách hàng. 

Tham khảo:   Sản xuất dư thừa (Overproduction) là gì? Nguy cơ lãng phí từ sản xuất dư thừa

Các loại mô hình kinh doanh B2C và ví dụ 

Thông thường có 5 loại mô hình kinh doanh B2C trực tuyến mà hầu hết các công ty sử dụng để nhắm đến đối tượng người tiêu dùng.

1. Người bán hàng trực tiếp

Đây là mô hình phổ biến nhất, trong đó mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Chúng có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ, hoặc đơn giản là các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau. 

2. Trung gian trực tuyến

Đây là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ vai trò kết hợp người mua và người bán với nhau.

3. B2C dựa trên quảng cáo

Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí, cho phép khách truy cập vào một trang web. Hiểu một cách đơn giản, khối lượng lớn lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ. 

4. B2C dựa vào cộng đồng

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích chung, giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Những trang web như thế này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lí của người dùng. 

Tham khảo:   Kế hoạch sở hữu cổ phiếu của nhân viên (ESOP) là gì?

5. B2C dựa trên phí

Các trang web trực tiếp hướng đến người tiêu dùng như Netflix thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí, nhưng có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung. (Theo Investopedia)

Phân biệt B2C và B2B 

Cơ sở so sánh B2B  B2C
Định nghĩa Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng
Khách hàng Doanh nghiệp Người dùng cuối
Đối tượng tập trung Mối quan hệ Sản phẩm
Số lượng hàng hóa Lớn Nhỏ
Mối quan hệ

Nhà cung cấp – Nhà sản xuất

Nhà sản xuất – Nhà bán buôn

Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
Chu kì mua bán Dài Ngắn
Lí do quyết định mua Do được lên kế hoạch hợp lí, dựa trên nhu cầu Do cảm xúc, phụ thuộc vào mong muốn
Điều tạo nên giá trị thương hiệu Sự tin tưởng và mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau Quảng cáo và khuyến mãi

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo