23. Chứng khoán

Giá chào bán lại (Re-Offer Price) là gì? Giá chào bán lại cố định

Hình minh họa. Nguồn: Marketwatch.com

Giá chào bán lại

Khái niệm

Giá chào bán lại trong tiếng Anh là Re-Offer Price.

Giá chào bán lại là giá mà nhóm bảo lãnh phát hành của một đợt phát hành nợ bán lại trái phiếu hoặc chứng khoán IPO cho các nhà đầu tư trên thị trường công khai. 

Nhóm bảo lãnh phát hành sẽ mua chứng khoán từ công ty phát hành, sau đó cung cấp lại chứng khoán của công ty này cho công chúng đầu tư, thường ở một mức giá khác.   

Đặc điểm Giá chào bán lại 

Ngân hàng đầu tư bảo lãnh phát hành cho một đợt phát hành nợ bằng cách mua tất cả các trái phiếu hoặc chứng khoán mà công ty này bán, với giá thấp hơn mệnh giá. 

Việc các nhà bảo lãnh mua trọn đợt phát hành chứng khoán, thay vì bán thẳng cho các nhà đầu tư, sẽ loại bỏ rủi ro công ty không bán được toàn bộ chứng khoán phát hành. 

Ngân hàng đầu tư sẽ bán lại chứng khoán cho các nhà đầu tư công với mức giá cao hơn, có thể cao hơn (mức phần bù) một chút hoặc dưới mệnh giá (mức chiết khấu). 

Mức giá mà ngân hàng đầu tư bảo lãnh phát hành bán lại cho công chúng đầu tư được gọi là giá chào bán lại.

Tham khảo:   Quyền chọn giá thực hiện thấp (Low Exercise Price Option - LEPO) là gì? Đặc điểm LEPO

Vai trò của Giá chào bán lại   

Trước khi bán trái phiếu hoặc chứng khoán ra công chúng đầu tư, trước tiên công ty phát hành cần có một ngân hàng đầu tư bảo lãnh phát hành hay tổ chức đợt phát hành thay họ. 

Công việc của nhà bảo lãnh phát hành là huy động vốn cho công ty phát hành. Người bảo lãnh phát hành thực hiện điều này bằng cách mua chứng khoán từ công ty phát hành với mức giá định trước, và bán lại cho các nhà đầu tư để kiếm lợi nhuận.

Giá chào bán lại là giá bán lại chứng khoán phát hành bởi các công ty bảo lãnh phát hành.   

Trong hầu hết các tình huống bảo lãnh phát hành, một ngân hàng đầu tư duy nhất sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức đợt IPO. Hay còn được gọi là trưởng nhóm bảo lãnh phát hành, thường là tổ chức kêu gọi và lựa chọn các thành viên cho nhóm. 

Lợi nhuận của nhóm chủ yếu từ phí tư vấn tính theo tỉ lệ phần trăm qui mô chào bán và mức chênh lệch giữa giá mua và giá chào bán lại.   

Giá chào bán lại cố định 

Việc bán lại chứng khoán phát hành với giá cố định thường được nhiều nhóm bảo lãnh phát hành ở Mỹ thực hiện.  

Tham khảo:   Trái khoán chuyển đổi hoàn toàn (Fully Convertible Debenture - FCD) là gì?

Lúc này, các ngân hàng đầu tư bảo lãnh phát hành đồng ý bán trái phiếu phát hành cho các nhà đầu tư với giá không dưới một mức giá thỏa thuận. Phương thức định giá này thường được sử dụng trong các giao dịch bán cho các nhà đầu tư tổ chức

Mức giá chào bán lại cố định chỉ có hiệu lực trong 24 giờ sau khi được đưa ra, để đảm bảo tính minh bạch trong thị trường sơ cấp. 

Các nhà đầu tư sẽ không thể có được mức giá nào rẻ hơn nếu tìm kiếm một đại lí khác vì đợt phát hành vẫn đang được bảo lãnh. 

Đối với nhà phát hành, phương thức bán lại với giá cố định có lợi thế hơn do phí bảo lãnh phát hành mà họ phải trả thấp hơn.  

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo