23. Chứng khoán

Phái sinh lạm phát (Inflation Derivatives) là gì? Các lựa chọn thay thế cho Phái sinh lạm phát

Hình minh họa. Nguồn: Thebalance.com

Phái sinh lạm phát

Khái niệm

Phái sinh lạm phát trong tiếng Anh là Inflation Derivatives.

Công cụ phái sinh lạm phát là một phân lớp tài chính phái sinh được các nhà đầu tư sử dụng để quản lí các tác động tiêu cực tiềm ẩn nếu mức lạm phát gia tăng.     

Giống như các công cụ phái sinh khác như quyền chọn và hợp đồng tương lai, phái sinh lạm phát cho phép các nhà đầu tư loại bỏ các biến động trong giá cả và chỉ số thị trường, trong trường hợp này là chỉ số giá tiêu dùng. 

Chỉ số giá tiêu dùng đo lường chi phí tổng quát của hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế. 

Sở hữu phái sinh lạm phát có thể giúp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro tăng giá làm giảm giá trị thực của danh mục đầu tư của họ. 

Đặc điểm Phái sinh lạm phát 

Các công cụ phái sinh lạm phát có thể là các giao dịch hoán đổi cơ bản cho đến các hình thức phức tạp hơn như quyền chọn và hợp đồng hoán đổi tương lai. 

Hình thức phổ biến nhất của phái sinh lạm phát là hợp đồng hoán đổi lạm phát, cho phép nhà đầu tư bảo đảm lợi nhuận sẽ không bị ảnh hưởng bởi biến động lạm phát.   

Trong hợp đồng hoán đổi, nhà đầu tư đồng ý trả cho bên kia mức tỉ lệ phần trăm cố định trên một khoản tiền danh nghĩa để đổi lấy một mức lãi suất thả nổi hay các khoản thanh toán theo lãi suất thả nổi. 

Tham khảo:   Quĩ đóng (Closed-end funds) là gì? Hoạt động đầu tư của quĩ đóng

Các biến động lạm phát trong thời hạn hợp đồng sẽ quyết định giá trị khoản trả góp. Các khoản trả góp cố định và thả nổi sẽ nằm trong một khoảng giá trị đã xác định trước, tùy thuộc vào sự biến động của tỉ lệ lạm phát gộp, một bên trong hợp đồng sẽ phải thế chấp tài sản cho bên còn lại.   

Với hợp đồng hoán đổi lạm phát không trả lãi, khoản thanh toán duy nhất được thực hiện bởi một bên trong hợp đồng khi hợp đồng đáo hạn. Khoản thanh toán duy nhất này khác với các hợp đồng hoán đổi có các khoản thanh toán định kì trong suốt thời gian thỏa thuận.   

Ví dụ Phái sinh lạm phát

Ví dụ: xem xét hợp đồng hoán đổi lạm phát không trả lãi thời hạn 5 năm. Trên hợp đồng, Bên A đồng ý trả lãi suất cố định 2,5% được gộp hàng năm cho số tiền 10.000$ và Bên B đồng ý trả tỉ lệ lạm phát gộp với cùng số tiền gốc. 

Nếu lạm phát vượt quá 2,5% thì Bên A có lợi hơn, còn nếu không, Bên B nhận được một khoản lãi. 

Dù trong trường hợp nào, Bên A vẫn đã sử dụng thành công hợp đồng hoán đổi để chuyển giao rủi ro lạm phát của mình cho Bên B.   

Các nhà đầu tư có thể chọn giao dịch hợp đồng hoán đổi lạm phát trên các sàn giao dịch hoặc trên các thị trường OTC trước khi hợp đồng hết hạn. 

Tham khảo:   Trạng thái Moneyness là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Lưu ý, nếu tỉ lệ lạm phát trên hợp đồng hoán đổi cao hơn tỉ lệ cố định mà nhà đầu tư trả, giao dịch bán có lợi nhuận dương và được IRS phân loại là một khoản lãi vốn.   

Các lựa chọn thay thế cho Phái sinh lạm phát 

Các công cụ phòng ngừa lạm phát khác bao gồm trái phiếu chính phủ bảo vệ nhà đầu tư khỏi rủi ro lạm phát (TIPS) hay giao dịch hàng hóa như vàng và dầu. 

Tuy nhiên cả hai lựa chọn trên đều có những bất lợi nhất định khi so với các công cụ phái sinh lạm phát. 

Các khuyết điểm này là mức đầu tư tối thiểu và phí cao cũng như biến động giá lớn. Do các công cụ này yêu cầu phần thưởng (phần bù) thấp hơn, thời gian đáo hạn cũng dài hơn và có tương quan thấp hơn với cổ phiếu thường (cổ phiếu không có lãi suất cố định).  

Các công cụ phái sinh lạm phát là một sản phẩm tài chính phổ biến cho các nhà đầu tư muốn quản lí rủi ro lạm phát.   

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo