23. Chứng khoán

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ (American Depository Receipt) là gì? Những đặc điểm nổi bật

Hình minh họa. Nguồn: Wallstreetdaily.com

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ

Khái niệm

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ, tiếng anh gọi là American depository receipt, viết tắt là ADR.

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ là một chứng chỉ có thể trao đổi, được phát hành bởi một ngân hàng lưu kí tại Mỹ. Nó đại diện cho khoản đầu tư vào một lượng cổ phiếu của một công ty nước ngoài. Chứng chỉ tiền gửi Mỹ có thể được giao dịch trên sàn như các cổ phiếu khác.

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ tạo điều kiện để các nhà đầu tư tại Mỹ đầu tư vào cổ phiếu nước ngoài. Những công ty nước ngoài cũng hưởng lợi từ chứng chỉ tiền gửi Mỹ khi có thể thu hút vốn từ những nhà đầu tư tại Mỹ mà không cần phải tốn thời gian và chi phí để niêm yết trên sàn giao dịch Mỹ. Chứng chỉ này còn có thể dùng để đầu tư vào những công ty niêm yết tại nước ngoài mà không chấp nhận vốn từ Mỹ.

Tính chất của chứng chỉ tiền gửi Mỹ

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ được tính bằng đồng USD, đại diện một tài sản đảm bảo, và được nắm giữ bởi một tổ chức tài chính của Mỹ ở nước ngoài. Người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi Mỹ không cần phải thực hiện giao dịch hay chuyển đổi tiền sang ngoại tệ. Những việc này được thực hiện bởi hệ thống thanh toán của Mỹ.

Tham khảo:   Giá đóng cửa điều chỉnh (Adjusted Closing Price) là gì? Đặc điểm

Để phát hành chứng chỉ tiền gửi Mỹ, ngân hàng phải mua cổ phiếu trên sàn nước ngoài. Ngân hàng lưu kho cổ phiếu này và phát hành chứng chỉ tiền gửi Mỹ để giao dịch. Những chứng chỉ tiền gửi sẽ được niêm yết trên sàn giao dịch New York (NYSE), sở giao dịch chứng khoán Hoa Kì (AMEX), NASDAQ hay cũng có thể được bán qua thị trường OTC.

Những ngân hàng tại Mỹ sẽ yêu cầu những công ty nước ngoài cung cấp đầy đủ thông tin tài chính. Việc này sẽ giúp cho nhà đầu tư tại Mỹ hiểu rõ hơn về tình trạng tài chính của công ty.

Phân loại chứng chỉ tiền gửi Mỹ

Chứng chỉ tiền gửi Mỹ có thể được phân làm hai loại chính:

– Chứng chỉ tiền gửi Mỹ được tài trợ phát hành dưới danh nghĩa của công ty nước ngoài. Ngân hàng phát hành và doanh nghiệp sẽ thỏa thuận với nhau. Thường thì công ty nước ngoài sẽ chi trả phí phát hành và nắm quyền kiểm soát chúng. Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm thực hiện giao dịch với nhà đầu tư.

– Chứng chỉ tiền gửi Mỹ không được tài trợ. Loại chứng chỉ này không có quan hệ hợp tác hay thậm chí không được công ty nước ngoài cho phép. Về mặt lí thuyết, cùng một công ty nước ngoài có thể có nhiều hơn một chứng chỉ tiền gửi Mỹ không được tài trợ, được phát hành bởi các ngân hàng khác nhau. Và có thể sẽ chi trả cổ tức khác nhau. Đối với chứng chỉ tiền gửi Mỹ được tài trợ thì chỉ có một ngân hàng phát hành.

Tham khảo:   Đầu cơ hình cánh bướm bằng mua quyền chọn mua (Long Call Butterfly) là gì?

Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai loại chứng chỉ là chứng chỉ được tài trợ sẽ được giao dịch trên sở chứng khoán và các sàn giao dịch lớn còn chứng chỉ không được tài trợ chỉ được giao dịch ở sàn OTC. Ngoài ra, chứng chỉ không được tài trợ cũng không có quyền bỏ phiếu.

Giá và chi phí đầu tư chứng chỉ tiền gửi Mỹ

Một chứng chỉ tiền gửi Mỹ có thể đại diện cho một cổ phiếu, một tỉ lệ cổ phiếu, hay nhiều cổ phiếu của công ty. Ngân hàng lưu kí sẽ tự do quyết định tỉ lệ cổ phiếu trên một chứng chỉ để thu hút nhà đầu tư.

Giá của chứng chỉ tiền gửi Mỹ thường sẽ phản ánh đúng giá của loại cổ phiếu mà nó đảm bảo ở sàn giao dịch nước ngoài.

Người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi sẽ nhận lợi nhuận và cổ tức bằng đồng USD. Tuy nhiên, cổ tức được nhận sẽ phải trừ đi phí chuyển đổi và thuế.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo