23. Chứng khoán

Sàn giao dịch tương lai (Futures Exchange) là gì? Cách thức hoạt động

Hình minh họa. Nguồn: News.bitcoin.com

Sàn giao dịch tương lai

Khái niệm

Sàn giao dịch tương lai trong tiếng Anh là Futures Exchange.

Sàn giao dịch tương lai là một thị trường đa dạng các măt hàng, nơi giao dịch các hàng hóa tương lai, chỉ số tương lai và các tùy chọn về hợp đồng tương lai.

Những người được phép truy cập vào sàn giao dịch tương lai là các nhà môi giới và các nhà giao dịch thương mại là thành viên của sàn. Các thành viên cần phải đăng với Hiệp hội tương lai quốc gia (NFA)Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) bằng cách mở một tài khoản với một nhà môi giới đã được đăng . Sàn giao dịch tương lai cũng cung cấp chức năng thanh toán và thanh toán bù trừ .

Cách thức hoạt động của sàn giao dịch tương lai 

Chức năng của một sàn giao dịch tương lai là chuẩn hóa và thúc đẩy giao dịch tương lai cho càng nhiều người tham gia càng tốt. Các cơ chế khuyến khích trao đổi gần như dựa trên khối lượng và giá trị tiền của sản phẩm được giao dịch, với phương châm càng nhiều càng tốt. Điều đó có nghĩa là càng nhiều người tham gia sàn và càng nhiều giao dịch thì càng tốt. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của các sàn điện tử do sự dễ tiếp cận đến lượng khách hàng tiềm năng.

Đã từng có ý kiến cho rằng những sàn giao dịch tương lai cần phải có trụ sở như Sàn giao dịch Chicago (CME) hay Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX), tuy nhiên những quan điểm này không còn đè nặng như trước đây nữa. Do các giao dịch có thể thực hiên trên máy tính của bất kì ai có kết nối qua internet với một nhà môi giới là thành viên của sàn. Các giao dịch tương lai trên sàn được phân cấp trên toàn thế giới và diễn ra gần như 24 giờ mỗi ngày trong tuần.

Tham khảo:   Mô hình Cờ đuôi nheo (Pennant) là gì? Giao dịch với mô hình Cờ đuôi nheo

Các sản phẩm tương lai được giao dịch trên một sàn giao dịch tương lai cho phép người bán các mặt hàng cơ bản có sự chắc chắn về giá họ sẽ nhận được cho các sản phẩm của họ. Đồng thời, việc giao dịch sẽ cho phép người tiêu dùng hoặc người mua các mặt hàng cơ bản đó biết được mức giá mà họ phải trả, tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Để khuyến khích càng nhiều người tham gia và tối ưu mức thanh khoản, các hợp đồng giao dịch trên một sàn giao dịch tương lai cần theo có kích thước chuẩn, có ngày hết hạn và giá cố định đối với các giao dịch quyền chọn. Ngược lại với các hợp đồng giao dịch qua quầy (OTC) nơi người mua và người bán đồng ý với các điều khoản đã thỏa thuận.

Các sàn giao dịch cũng cung cấp thông tin về giá bởi các công ty cung cấp thông tin. Chia sẻ thông tin cho phép minh bạch các hoạt động và tạo sự công bằng cho tất cả mọi người tham gia. Thông tin về giá, bao gồm giá cả, giá hỏi mua và giá chào bán có sẵn cho tất cả các tổ chức và cá nhân quan tâm bất kể quy mô đầu tư của họ.

Một khía cạnh rất quan trọng khác của các sàn giao dịch này là nó cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ. Trong khi nhiều công ty cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ, sàn giao dịch tiêu chuẩn hóa các chi phí và hoạt động của các dịch vụ đó. Dịch vụ thanh toán bù trừ đảm bảo rằng người tham gia không phải lo lắng về rủi ro các đối tác thương mại của họ không thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng. Điều đó làm cho giao dịch trên sàn giao dịch tương lai trở thành một cơ hội tốt cho các nhà đầu cơ ngắn hạn và khiến họ tham gia vào thị trường tương lai.

Tham khảo:   Chỉ số trái phiếu (Bond Index) là gì? Đặc trưng và phân loại

Lịch sử về sàn giao dịch tương lai ở Mỹ

Sàn giao dịch tương lai lớn nhất ở Mỹ là Sàn giao dịch Chicago Mercantile, được hình thành vào cuối những năm 1890 chỉ với các hợp đồng tương lai cho các sản phẩm nông nghiệp. Sự xuất hiện của lãi suất, hay trái phiếu tương lai và tiền tệ tương lai trong các thị trường ngoại hối lớn bắt đầu từ những năm 1970. 

Giao dịch tương lai ngày nay đã mở rộng hơn rất nhiều, với các hợp đồng phòng ngừa rủi ro tương lai bao gồm hầu hêt các hoạt động trong thị trường tương lai. Giao dịch tương lai đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của hệ thống tài chính toàn cầu.

Các sàn giao dịch tài chính đã chứng kiến nhiều vụ sáp nhập trong đó quan trọng nhất là giữa Sàn giao dịch Chicago và Hội đồng thương mại Chicago (CBOT) năm 2007, được đổi tên thành CME Group, sau đó mua lại công ty NYMEX Holdings – công ty mẹ của New York Mercantile Exchange (NYMEX) và Commodity Exchange (COMEX) – vào năm 2008. Năm 2012, công ty đã bổ sung Kansas City Board of Trade.

Một sàn giao dịch tương lai lớn khác ở Mỹ là Sàn giao dịch  Intercontinental Exchange (ICE). Ra đời như một sàn giao dịch điện tử vào năm 2000, ICE đã mua lại Sàn giao dịch International Petroleum Exchange (IPE) vào năm 2001. Năm 2007, bổ sung thêm New York Board of Trade (NYBOT) và Sàn giao dịch Winnipeg Commodity Exchang (WCE). Cuối cùng là việc mua lại NYSE Euronext vào năm 2013.

Các ý chính

– Sàn giao dịch tương lai cho phép những người muốn giao dịch hàng hóa có khả năng nhanh chóng tìm thấy nhau và giao dịch an toàn.

– Sàn giao dịch tương lai chỉ cho phép các công ty và cá nhân là thành viên giao dịch.

Tham khảo:   Ghi lùi ngày (Antedate) là gì? Hiểu về Ghi lùi ngày

– Các cá nhân muốn giao dịch trên sàn giao dịch tương lai phải thực hiện thông qua một công ty môi giới là thành viên của sàn giao dịch.

– Các sàn giao dịch có cung cấp các dịch vụ thanh toán bù trừ.

(Theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo