23. Chứng khoán

Tâm lí bầy đàn (Herd Instinct) là gì? Tâm lí bầy đàn và bong bóng đầu tư

grouppeople

Hình minh hoạ. Nguồn: phys.org

Tâm lí bầy đàn

Khái niệm

Tâm lí bầy đàn trong tiếng Anh là Herd Instinct hoặc Herding.

Tâm lí bầy đàn trong tài chính là hiện tượng mà các nhà đầu tư làm theo những gì họ thấy các nhà đầu tư khác đang làm, thay vì tuân theo phân tích của chính bản thân. Nói cách khác, một nhà đầu tư có tâm lí bầy đàn sẽ bị thu hút bởi các khoản đầu tư giống hoặc tương tự người khác mà chỉ dựa trên thực tế là có nhiều người cũng đang mua chúng.

Bản chất của tâm lí bầy đàn

Tâm lí bầy đàn là một trạng thái tâm lí có đặc điểm là sự thiếu quyết đoán mang tính cá nhân, khiến một người suy nghĩ và hành xử theo cách tương tự với những người xung quanh. Động lực thúc đẩy tâm lí bầy đàn thường là nỗi sợ bỏ lỡ một ý tưởng đầu tư sinh lời.

Tâm lí bầy đàn là nguyên nhân dẫn đến nhiều lần phục hồi thị trường lớn mà không có lí do xác đáng hoặc các cuộc bán tháo vô căn cứ trong lịch sử. Tâm lí bầy đàn là một động lực đáng kể của bong bóng tài sản trên thị trường tài chính. 

Bong bóng dotcom vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 là một ví dụ điển hình cho tâm lí bầy đàn trong sự bùng nổ và sụp đổ của bong bóng ngành công nghệ.

Tham khảo:   Kéo dài kì hạn (Roll Forward) là gì? Kéo dài kì hạn các công cụ tài chính phái sinh

Bản chất của con người mong muốn trở thành một phần của một cộng đồng. Các nhà đầu tư đôi khi có thể bị xúi giục phải hành động theo đám đông, ví dụ như mua chứng khoán ở mức giá lên đến đỉnh hoặc vội vã bán chứng khoán trong một cuộc bán tháo thị trường. 

Lí thuyết tài chính hành vi gắn các hành động này với  xu hướng tự nhiên của con người bị ảnh hưởng bởi các sự kiện xã hội, gây ra nỗi sợ hãi phải đơn độc hoặc  bỏ lỡ một điều gì đó.

Tâm lí bầy đàn và bong bóng đầu tư

Một bong bóng đầu tư xảy ra khi tâm lí thị trường trở nên hưng phấn quá mức, thúc đẩy giá thị trường của một tài sản tăng nhanh chóng, vượt quá giá trị nội tại của nó. Bong bóng tiếp tục lớn lên cho đến khi giá tài sản đạt đến một mức vượt quá sự hợp lí kinh tế và giá trị cơ bản của nó. 

Trong giai đoạn này của bong bóng, giá tài sản tăng thường phụ thuộc hoàn toàn vào việc các nhà đầu tư tiếp tục mua vào ở mức giá cao nhất. Khi các nhà đầu tư không còn sẵn sàng mua ở mức giá đó, bong bóng bắt đầu nổ. Trong các thị trường đầu cơ, vụ nổ của bong bóng gây ra hiệu ứng hệ thống sụp đổ sâu rộng.

Tham khảo:   Mua bù thiếu (Short Covering) là gì? Ví dụ về Mua bù thiếu

Sự hưng phấn phi lí trí đối với các cổ phiếu dotcom vào cuối những năm 1990 được thúc đẩy bởi tiền rẻ, vốn sẵn có, sự tự tin của thị trường và đầu cơ quá mức. Các nhà đầu tư không quan tâm rằng nhiều công ty dotcom đã không tạo được doanh thu, lợi nhuận.

Tâm lí bầy đàn của các nhà đầu tư khiến họ hấp tấp theo đuổi các đợt phát hành công khai lần đầu trong khi hoàn toàn bỏ qua các nguyên tắc cơ bản truyền thống về đầu tư. Ngay khi thị trường đạt đỉnh, vốn đầu tư bắt đầu cạn kiệt, dẫn đến vỡ bong bóng và thua lỗ lớn.

(Theo investopedia.com)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo