24. Kinh doanh thương mại

Nhãn hiệu tư nhân (Private Brand) là gì? Đặc điểm

Ảnh minh họa. Nguồn: Supermarket News.

Nhãn hiệu tư nhân

Khái niệm

Nhãn hiệu tư nhân trong tiếng Anh là Private Brand.

Nhãn hiệu tư nhân là hàng hóa được sản xuất và bán dưới tên của một nhà bán lẻ cụ thể, cạnh tranh với các sản phẩm có thương hiệu. Còn được gọi là “nhãn hiệu riêng” hoặc “nhãn hiệu cửa hàng”, giá của các nhãn hiệu riêng có xu hướng thấp hơn giá của hàng hóa thương hiệu được công nhận trên toàn quốc. 

Các mặt hàng nhãn hiệu tư nhân có thể giúp cho các nhà bán lẻ, chẳng hạn như siêu thị, có được lợi nhuận tốt hơn so với hàng hóa thương hiệu mà họ cũng bán.

Đặc điểm của Nhãn hiệu tư nhân

Hàng hóa nhãn hiệu tư nhân thường được sản xuất bởi bên thứ ba hoặc nhà sản xuất hợp đồng, thường trên cùng một dây chuyền sản xuất như các nhãn hiệu khác. Chúng chỉ có thể khác nhau khi ghi nhãn hoặc là hoàn toàn khác biệt. 

Xây dựng nhãn hiệu riêng là một cách hiệu quả để sản xuất sản phẩm mà không cần đầu tư vào các cơ sở sản xuất lớn, nhà thiết kế, nhân viên đảm bảo chất lượng hoặc chuỗi cung ứng chuyên biệt. Sử dụng một bên thứ ba sản xuất bên ngoài giúp nhà bán lẻ có thể cung cấp một loạt các hàng hóa nhãn hiệu riêng thu hút cả người mua hàng quan tâm đến chi phí cũng như người tiêu dùng sản phẩm cao cấp.

Tham khảo:   Website thương mại điện tử (E-Commerce Website) là gì?

Ưu và nhược điểm của Nhãn hiệu tư nhân

Hàng hóa nhãn hiệu tư nhân cung cấp một số lợi ích cho các nhà bán lẻ. Những lợi ích đó bao gồm một dòng sản phẩm mở rộng, cho phép các nhà bán lẻ có thể cung cấp nhiều loại sản phẩm hơn, hấp dẫn người tiêu dùng quan tâm đến chi phí và tính cao cấp. 

Các nhãn hiệu tư nhân cũng cho phép kiểm soát tiếp thị, cho phép nhà bán lẻ điều chỉnh một sản phẩm theo nhu cầu và thị hiếu địa phương. Ngoài ra nhãn hiệu tư nhân còn cho phép quyền kiểm soát sản xuất và hình ảnh. Những nhãn hiệu này có thể tạo ra cảm giác trung thành cho khách hàng và thường có lãi hơn so với hàng hóa thương hiệu khác.

Về nhược điểm, một nhà bán lẻ có thể lỗ lớn nếu nó đưa ra lựa chọn kém về sản phẩm nào cho nhãn hiệu tư nhân. Một số hàng hóa có thương hiệu có thể được trả lại cho nhà phân phối hoặc nhà sản xuất, nhưng nhiều hàng hóa nhãn hiệu tư nhân thì không thể và có thể phải bán tháo hoặc trở thành hàng tồn. 

Tham khảo:   Pháp luật chứng khoán (Securities law) là gì? Nội dung cơ bản của pháp luật chứng khoán

Ngoài ra, một số nhà sản xuất có thể yêu cầu các đơn đặt hàng tối thiểu, do đó tổn thất có thể khá đáng kể nếu một mặt hàng nhãn hiệu tư nhân không bán được. Ngoài ra, nhà bán lẻ còn phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến việc dựa vào một nhà sản xuất bên ngoài.

Ví dụ về một nhãn hiệu riêng

Hầu hết các nhà bán lẻ đều có nhãn hiệu tư nhân. Điều này đặc biệt đúng với các siêu thị, nhiều siêu thị thậm chí còn có nhiều hơn một nhãn hiệu riêng. Ví dụ, một số siêu thị cung cấp hàng hóa nhãn hiệu tư nhân hoặc nhãn hiệu chung với chi phí thấp, đồng thời cũng có các nhãn hiệu riêng cao cấp. Một số thậm chí cung cấp lựa chọn nhãn hiệu tư nhân hữu cơ. Thông thường, các sản phẩm này được xếp trên cùng một không gian kệ.

(theo Investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo