24. Kinh doanh thương mại

Công ước STCW (STCW Convention) là gì?

Công ước STCW (STCW Convention) là gì? - Ảnh 1.

Công ước STCW (STCW Convention) (Ảnh: Steering Mariners)

Công ước STCW (STCW Convention)

Công ước STCW – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là STCW Convention, tên đầy đủ là Standards of Training, Certification and Watchkeeping for Seafarers.

Công ước STCW là công ước quốc tế được soạn thảo và hoàn thành vào tháng 7/1978 và chính thức có hiệu lực từ năm 1984. 

Mục đích chính của Công ước STCW là đảm bảo sự an toàn về tính mạng và tài sản trên biển, bảo vệ môi trường biển bằng cách thiết lập thỏa thuận chung, các tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo, chứng nhận và bảo vệ cho thuyền viên. (Theo International Maritime Organization – IMO)

Nội dung của Công ước STCW

Nghĩa vụ chung

1. Các bên tham gia cam kết thực hiện có hiệu quả đối với các điều khoản của Công ước STCW và các phụ lục.

2. Các bên tham gia cam kết phổ biến tất cả các điều luật, các chỉ thị, các yêu cầu và các qui định và phải thực hiện tất cả các bước cần thiết nhằm làm cho công ước có hiệu quả, có nghĩa là phải trên quan điểm về an toàn tính mạng và tài sản trên biển, bảo vệ môi trường biển thì các thuyền viên trên tàu phải đủ khả năng chuyên môn và thích ứng nhiệm vụ của họ. 

Tham khảo:   Hợp đồng thương mại (Commercial contract) là gì? Đặc điểm của hợp đồng thương mại

Phạm vi áp dụng

Công ước này sẽ được áp dụng đối với thuyền viên làm việc trên tàu treo cờ của quốc gia thành viên, ngoại trừ thuyền viên làm việc trên các tàu:

a) Các tàu quân sự, các tàu không thuộc dạng tàu buôn;

b) Các tàu đánh cá;

c) Các thuyền buồm du lịch không thực hiện thương mại;

d) Các tàu vỏ gỗ thô sơ.

Các chứng chỉ

1. Các chứng chỉ dành cho thuyền trưởng, các sĩ quan và thủy thủ sẽ được cấp cho những đối tượng đáp ứng các yêu cầu thỏa mãn với đòi hỏi của chính quyền hành chính về:

– Thâm niên đi biển (Sea service);

– Tuổi đời (Age);

– Sức khỏe (Medical fitness);

– Huấn luyện (Training);

– Khả năng chuyên môn (Qualification);

– Các kì thi (Examination).

2. Các chứng chỉ dành cho thuyền trưởng, các sĩ quan được cấp phải được chứng thực bằng cách chính quyền hành chính cấp theo mô tả của công ước. 

3. Chứng chỉ năng lực chuyên môn, chứng chỉ cấp theo khả năng làm việc theo chức danh mà công ước yêu cầu hoặc chứng chỉ đã được cấp theo luật của quốc gia thành viên trước khi công ước có hiệu lực đối với nước thành viên đó thì vẫn được công nhận có giá trị sau khi công ước STCW có hiệu lực. (Theo Hàng hải kĩ thuật)

Tham khảo:   B2E (Business – To – Employee) là gì? Lợi ích

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo