24. Kinh doanh thương mại

Tàu biển nước ngoài (Foreign Vessel) là gì?

Tàu biển nước ngoài (Foreign Vessel) (Ảnh: Dân trí)

Tàu biển nước ngoài (Foreign Vessel)

Tàu biển nước ngoài – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Foreign Vessel.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 qui định: “Tàu biển là phương tiện nổi di động chuyên dùng hoạt động trên biển.”

Nghị định 121/2014/NĐ-CP qui định: “Tàu biển nước ngoài là tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài.”

Cấp giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài

Thẩm quyền cấp Giấy phép vận tải biển nội địa

1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa trong các trường hợp sau đây:

a) Vận chuyển hàng hóa siêu trường, siêu trọng hoặc các loại hàng hóa khác bằng tàu biển chuyên dùng; giải tỏa hàng hóa, hành khách và hành lí bị ách tắc tại cảng khi tàu biển Việt Nam không đủ khả năng vận chuyển;

b) Để phòng chống, khắc phục thiên tai, dịch bệnh hoặc cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

2. Giám đốc Cảng vụ Hàng hải cấp Giấy phép vận tải biển nội địa cho tàu biển nước ngoài vận chuyển hành khách, hành lí từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại bằng phương tiện trung chuyển của tàu khách đó.

Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa

1. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 01 năm được áp dụng đối với các trường hợp như sau:

a) Tàu biển phục vụ 01 cơ sở sản xuất hàng hóa;

Tham khảo:   Phân phối độc quyền (Exclusive Distribution). Lợi ích của phân phối độc quyền

b) Loại tàu biển mà đội tàu biển Việt Nam chưa có.

2. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa là 06 tháng được áp dụng đối với các loại tàu biển khác không thuộc qui định trên.

3. Trong trường hợp doanh nghiệp đề xuất thời hạn cho tàu biển nước ngoài vận tải biển nội địa, thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa được cấp theo đề nghị của doanh nghiệp nhưng không quá 01 năm đối với trường hợp qui định tại khoản 1 và không quá 06 tháng đối với trường hợp qui định tại khoản 2 Điều này.

4. Thời hạn của Giấy phép vận tải biển nội địa theo chuyến được áp dụng đối với tàu biển vận chuyển hành khách, hành lí từ tàu khách du lịch vào đất liền và ngược lại. 

Trình tự tiếp nhận, xử lí hồ sơ và cấp Giấy phép vận tải biển nội địa

1. Chủ tàu hoặc đại đại diện cho chủ tàu nước ngoài hoặc pháp nhân Việt Nam thuê tàu từ chủ tàu nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ theo qui định trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến Cục Hàng hải Việt Nam.

2. Cục Hàng hải Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi (nếu có). 

Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính còn thiếu, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng hải Việt Nam thông báo rõ nội dung cần bổ sung, sửa đổi.

Tham khảo:   Tài sản di chuyển (Movable assets) là gì? Các tài sản di chuyển được miễn thuế

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép vận tải biển nội địa đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Hàng hải Việt Nam để lấy ý kiến rộng rãi, lập báo cáo thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.

4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định của Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải xem xét, cấp Giấy phép vận tải biển nội địa theo mẫu qui định. 

Trường hợp không cấp Giấy phép vận tải biển nội địa, Bộ Giao thông vận tải phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ do.

5. Bộ Giao thông vận tải trả kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến chủ tàu hoặc đại đại diện cho chủ tàu; đồng thời sao gửi đến Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Cục Hàng hải Việt Nam để phối hợp quản , theo dõi. (Theo Thông tư Số: 50/2016/TT-BGTVT)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo