24. Kinh doanh thương mại

Mua sắm công (Public Procurenment) là gì?

Mua sắm công (Public Procurenment) (Nguồn: HEP)

Mua sắm công (Public Procurenment)

Mua sắm công – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Public Procurenment.

Theo Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế: “Mua sắm công là việc mua sắm bất kể hàng hóa, công trình xây dựng hay dịch vụ do các tổ chức của chính phủ và nhà nước thực hiện.

Mục đích của mua sắm công

Mua sắm công có hai mục đích: Tạo ra các tài sản hữu hình và vô hình để hỗ trợ hoạt động của cơ quan Chính phủ ở các cấp địa phương cũng như trung ương, và thứ hai là để cung cấp các dịch vụ công cộng cho người dân. Ví dụ như:

– Mua sắm các trang thiết bị làm việc, xây dựng văn phòng làm việc cho các cơ quan quản lí và các tổ chức của nhà nước nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan này, chứ không nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc kinh doanh các trang thiết bị và văn phòng.

– Xây dựng những công viên, khu vui chơi giải trí trong thành phố từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cũng không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục vụ lợi ích cộng đồng, để người dân có không gian thư giãn, nghỉ ngơi hay vui chơi mà không phải mất chi phí.

Tham khảo:   Văn hoá kinh doanh (Business culture) là gì? Vai trò của văn hoá kinh doanh

– Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều dành một phần ngân sách nhà nước đáng kể để đầu tư cho lĩnh vực an ninh quốc phòng, xây dựng các căn cứ quân sự, nghiên cứu chế tạo và mua sắm vũ khí nhằm đảm bảo an ninh quốc gia.

Tại nhiều quốc gia, mua sắm công còn được thực hiện trong các doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù hoạt động của phần lớn doanh nghiệp vẫn phải có lợi nhuận nhưng doanh nghiệp nhà nước luôn đặt lên hàng đầu mục tiêu thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao.

Thông thường, doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực mà nguồn vốn tư nhân rất ít đầu tư. Vốn hoạt động ban đầu của các doanh nghiệp nhà nước được ngân sách nhà nước cung cấp, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp cũng được nhà nước hỗ trợ, đó thường là những sản phẩm thiết yếu của nền kinh tế.

Các bên có liên quan và người thụ hưởng trong mua sắm công

Đối với mua sắm công, các bên có liên quan không chỉ bao gồm các nhà cung cấp và tổ chức thực hiện mua sắm công, mà còn bao gồm cả các cơ quan quản lí nhà nước ở các cấp và các nhà tài trợ vốn.

Tham khảo:   Phí phá vỡ hợp đồng (Break Fee) là gì?

Các tổ chức khi tài trợ vốn cho mua sắm bằng cách đưa ra những qui định về mua sắm để buộc tổ chức thực hiện mua sắm phải tuân thủ. Người thụ hưởng từ hoạt động mua sắm công là một số lượng rất lớn người dân trong một quốc gia, trong một địa phương cụ thể – đó là những người sử dụng các dịch vụ công trong lĩnh vực giao thông, y tế, giáo dục và các dịch vụ khác. (Theo Giáo trình Đấu thầu, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo