24. Kinh doanh thương mại

Bán lẻ điện tử (Electronic Retailing) là gì? Ưu và nhược điểm của bán lẻ điện tử

Hình minh họa. Nguồn: businessjargons.com

Bán lẻ điện tử

Khái niệm

Bán lẻ điện tử trong tiếng Anh là Electronic Retailing, viết tắt là E-tailing, hoặc còn gọi là Internet Retailing.

Bán lẻ điện tử là việc bán hàng hóa và dịch vụ thông qua Internet. 

Hoạt động bán lẻ điện tử đòi hỏi các công ty phải điều chỉnh các mô hình kinh doanh để bán được hàng hóa qua Internet, có thể bao gồm xây dựng các kênh phân phối như nhà kho, trang web và trung tâm vận chuyển sản phẩm.

Các công ty bán lẻ điện tử đều có các điểm tương đồng như sở hữu trang web hấp dẫn, xây dựng chiến lược marketing trực tuyến, phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ hiệu quả và thực hiện phân tích dữ liệu khách hàng.

Nhà bán lẻ điện tử cần mạng lưới phân phối mạnh, nhanh chóng và hiệu quả. Sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh cũng rất quan trọng để được lòng tin và sự trung thành của người tiêu dùng.

Ưu và nhược điểm của bán lẻ điện tử

Ưu điểm của bán lẻ điện tử

Bán lẻ điện tử không chỉ bao gồm các công ty trong thương mại điện tử mà hiện nay, ngày càng nhiều cửa hàng truyền thống đang đầu tư vào lĩnh vực điện tử. 

Chi phí cơ sở hạ tầng trong bán lẻ điện tử thấp hơn so với việc vận hành các cửa hàng truyền thống. Các công ty có thể vận chuyển sản phẩm nhanh hơn và tiếp cận cơ sở khách hàng trực tuyến lớn hơn so với các địa điểm vật lí truyền thống. 

Tham khảo:   Hành vi 'Treo đầu dê bán thịt chó' (Bait and Switch) trong bán hàng là gì?

Bán lẻ điện tử cũng cho phép doanh nghiệp đóng cửa các cửa hàng không sinh lãi và duy trì các cửa hàng mang lại lợi nhuận.

Bán hàng và thanh toán tự động cắt giảm nhu cầu nhân sự. Ngoài ra, chi phí vận hành trang web thấp hơn hơn chi phí thuê nhân viên và duy trì cửa hàng truyền thống. Bán lẻ điện tử cũng giúp giảm chi phí quảng cáo và marketing vì khách hàng có thể tìm thấy các cửa hàng thông qua các công cụ tìm kiếm hoặc phương tiện truyền thông xã hội. 

Việc phân tích dữ liệu giúp các nhà bán lẻ điện tử theo dõi hành vi mua sắm của người tiêu dùng để xác định thói quen chi tiêu, lượt xem trang web và thời gian tương tác với một sản phẩm hoặc dịch vụ, giúp làm tăng doanh thu.

Bất lợi của bán lẻ điện tử

Tạo và duy trì một trang web bán lẻ điện tử, dù rẻ hơn so với một địa điểm bán lẻ thực tế, có thể khá tốn kém. Chi phí cơ sở hạ tầng có thể sẽ lớn nếu cần xây dựng kho hàng và trung tâm phân phối để lưu trữ và vận chuyển sản phẩm. Ngoài ra, cần phải chuẩn bị đầy đủc các nguồn lực xử lí hàng trả lại trực tuyến và tranh chấp của khách hàng.

Tham khảo:   Dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại là gì?

Ngoài ra, bán lẻ điện tử không mang lại cảm xúc trong trải nghiệm mua sắm như các cửa hàng vật lí truyền thống. Bán lẻ điện tử không mang lại trải nghiệm mua sắm cho người tiêu dùng như cầm nắm, ngửi, cảm nhận hoặc dùng thử sản phẩm trước khi mua hàng.

Ví dụ về bán lẻ điện tử

Amazon.com là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất cung cấp các sản phẩm tiêu dùng và đăng kí dịch vụ thông qua trang web. Trang web của Amazon cho thấy công ty đã tạo ra hơn 230 tỉ USD doanh thu trong và hơn 10 tỉ USD lợi nhuận. 

Tập đoàn Alibaba là công ty điện tử lớn nhất của Trung Quốc, điều hành một doanh nghiệp thương mại trực tuyến trên khắp Trung Quốc và quốc tế. Các nhà xuất khẩu Trung Quốc kết nối với các công ty trên khắp thế giới đang tìm mua sản phẩm của họ. Năm , Alibaba đã tạo ra gần 40 tỉ USD doanh thu hàng năm và lợi nhuận gần bằng 10 tỉ USD.

(Theo investopedia)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo