24. Kinh doanh thương mại

Kho ngoại quan (Bonded warehouse) là gì? Các nội dung, quyền và nghĩa vụ liên quan

Hình minh họa (Nguồn: xuatnhapkhauleanh.edu.vn)

Kho ngoại quan (Bonded warehouse)

Khái niệm

Kho ngoại quan trong tiếng Anh là Bonded warehouse.

Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Các nội dung về kho ngoại quan

Thời gian lưu trữ hàng hóa trong kho ngoại quan

Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lí do chính đáng thì được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lí kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng.

Điều kiện thành lập kho ngoại quan

Kho ngoại quan được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:

– Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế;

– Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực khác theo qui định của pháp luật.

Tham khảo:   Tài trợ thương mại quốc tế (International Trade Sponsorship) là gì?

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, chủ hàng hóa gửi kho ngoại quan có quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan được thực hiện hợp đồng nhận hàng hóa gửi kho ngoại quan; được di chuyển hàng hóa trong kho ngoại quan theo thỏa thuận với chủ hàng hóa.

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện yêu cầu kiểm tra hàng hóa của cơ quan hải quan. Định kì 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lí kho ngoại quan về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của kho ngoại quan;

– Chủ hàng hóa được gia cố bao bì, phân loại hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa và thực hiện các công việc khác dưới sự giám sát của công chức hải quan; được chuyển quyền sở hữu hàng hóa. Việc chuyển hàng hóa từ kho ngoại quan này sang kho ngoại quan khác phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lí kho ngoại quan nơi lưu giữ hàng hóa đó.

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kĩ thuật quản lí hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo qui định.

Tham khảo:   Tổn thất riêng (Particular Average) trong bảo hiểm vận tải quốc tế là gì?

Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan có trách nhiệm thực hiện đúng qui định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan.

(Tài liệu tham khảo: Điều 61, Điều 62, Điều 63 Luật Hải quan 2014)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo