24. Kinh doanh thương mại

Liên kết kinh tế khu vực (Regional economic integration) là gì?

Hình minh hoạ (Nguồn: tes)

Liên kết kinh tế khu vực

Khái niệm

Liên kết kinh tế khu vực trong tiếng Anh được gọi là regional economic integration.

Liên kết kinh tế khu vực là thoả thuận giữa các nhóm quốc gia trong một khu vực địa lí nhằm làm giảm và cuối cùng là xoá bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất giữa hai bên.

Liên kết kinh tế khu vực là các bước đi cụ thể để thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là quá trình mà một quốc gia tiến hành mở cửa nền kinh tế cho các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia phân công lao động quốc tế.

Cấp độ liên kết

Liên kết kinh tế khu vực được thực hiện với nhiều mô hình và cấp độ khác nhau, tùy thuộc điều kiện và mục tiêu của các bên tham gia. Cụ thể, nếu xếp theo mức độ liên kết chặt chẽ tăng dần, ta có một số mô hình liên kết kinh tế khu vực đặc thù như sau:

– Khu vực mậu dịch tự do

Tự do hóa thương mại nội khối

Từng quốc gia độc lập trong chính sách thương mại ngoại khối

– Liên minh thuế quan

Tự do hóa thương mại nội khối

Các quốc gia thành viên thực hiện chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối.

Tham khảo:   Mô hình doanh thu phí giao dịch (Fees Revenue Model) là gì?

– Thị trường chung

Tự do hóa thương mại nội khối

Các quốc gia thành viên thực hiện chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối

Di chuyển tự do của vốn và lao động

– Liên minh kinh tế

Tự do hóa thương mại nội khối

Di chuyển tự do của vốn và lao động

Các quốc gia thành viên thực hiện chính sách thương mại chung với các quốc gia ngoài khối

Các quốc gia thành viên phối hợp chính sách vĩ mô về kinh tế

– Liên minh chính trị

Liên minh chính trị được hiểu là một mô hình liên kết chặt chẽ nhất của liên kết kinh tế khu vực, bởi trước hết nó phục vụ giải quyết các lợi ích kinh tế chung cho các quốc gia thành viên. 

Để có thể thực hiện một liên minh chính trị tức là các quốc gia thành viên hướng đến hình thành các thể chế siêu quốc gia. Thể chế này đòi hỏi có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ cả về phương diện kinh tế và chính trị.

Tác động của liên kết

Tham gia vào liên kết kinh tế khu vực, các nước sẽ có nhiều thuận lợi cho chu chuyển thương mại nội bộ khu vực. Có thể tóm lược một số những tác động của liên kết kinh tế khu vực đối với các bên tham gia như sau:

– Về Kinh tế

Cho phép các quốc gia khai thác triệt để lợi thế quốc gia

Thúc đẩy cải cách trong nước theo hướng có lợi cho sản xuất và dân sinh

Tham khảo:   Mạng nội bộ (Intranet) là gì? Ưu điểm và hạn chế

– Về Chính trị

Liên kết kinh tế khu vực sẽ dần tạo ra luật chơi chung, sân chơi chung về kinh tế, từ đó thúc đẩy sự lệ thuộc nhau về chính trị, tạo ra các hợp tác chính trị theo hướng tích cực hơn.

Liên kết kinh tế khu vực, thông qua các giao lưu kinh tế, thúc đẩy lợi ích và hiểu biết lẫn nhau sẽ tạo ra môi trường cho duy trì hòa bình.

Cơ hội và thách thức

Như vậy liên kết kinh tế khu vực xét cả về mặt kinh tế và chính trị, có thể đem lại một số cơ hội, bên cạnh đó còn có thể là một số thách thức nếu các quốc gia không tận dụng được cơ hội. 

– Các cơ hội có thể là

Tạo lập mậu dịch

Tăng khả năng cạnh tranh của các thành viên nội khối

Hợp tác chính trị tốt đẹp hơn

Lợi ích khác

– Các thách thức có thể là

Chuyển hướng mậu dịch

Chuyển dịch việc làm

Hi sinh chủ quyền quốc gia

Thất bại trong cạnh tranh nội khối

(Tài liệu tham khảo: Kinh doanh quốc tế, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân. Fisherpub)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo