24. Kinh doanh thương mại

Hợp đồng ngoại thương (International Trade Contracts) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Medium)

Hợp đồng ngoại thương (International Trade Contracts)

Hợp đồng ngoại thương – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ International Trade Contracts, hoặc Contract for the International Sale of Goods.

Hợp đồng ngoại thương là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người mua và người bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc có quốc tịch khác nhau, theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền hàng. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

Nguyên tắc kí kết hợp đồng ngoại thương

Hợp đồng ngoại thương được kí kết trên nguyên tắc của hợp đồng kinh tế, đó là quyền tự do hợp đồng, một trong những nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh, được thể hiện bởi:

Nguyên tắc tự nguyện

Nghĩa là việc kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương được dựa trên qui tắc tự do về ý chí của hai bên mua bán, không một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được áp đặt ý chí của mình đối với các bên tham gia hợp đồng.

Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

Tham khảo:   Mô hình trả thưởng bậc thang li khai (Stair-Step Breakaway MLM Plan) trong kinh doanh đa cấp là gì?

Quan hệ hợp đồng mua bán giữa các bên phải được thiết lập trên cơ sở tương xứng về quyền lợi và nghĩa vụ, đảm bảo lợi ích kinh tế cho các bên.

Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm vật chất

Nghĩa là các bên tham gia hợp đồng phải tự chịu trách nhiệm về tài sản liên quan đến phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng. Không ai khác có thể đứng ra chịu trách nhiệm vật chất thay cho các bên tham gia hợp đồng. 

Không trái với pháp luật hiện hành

Nghĩa là các thỏa thuận trong hợp đồng phải phù hợp với pháp luật, không được lợi dụng hợp đồng để hoạt động trái pháp luật.

Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương

So với hợp đồng nội thương, hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, do các bên mua bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc có quốc tịch khác nhau, nên hầu hết hàng hóa mua bán được di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia, ngoại trừ một bộ phận hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp trong khu chế xuất và doanh nghiệp ngoài khu chế xuất. 

Hợp đồng mua bán này được xem là hợp đồng ngoại thương, nhưng hàng hóa không ra khỏi biên giới quốc gia.

Tham khảo:   Vùng tiếp giáp lãnh hải (Contiguous Zone) là gì?

Thứ hai, đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền nước người mua, đồng tiền nước người bán hay đồng tiền nước thứ ba, do đó tiềm ẩn rủi ro tỉ giá (hợp đồng nội thương luôn được thanh toán bằng nội tệ nên rủi ro tỉ giá không phát sinh).

Thứ ba, các bên mua bán có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau hoặc có quốc tịch khác nhau. Trừ hợp đồng giữa trong và ngoài khu chế xuất, thì đây được xem là đặc điểm quan trọng nhất của một hợp đồng ngoại thương, nó nói lên tính quốc tế của hợp đồng này. (Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế, NXB Thống kê)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo