24. Kinh doanh thương mại

Bồi thường thiệt hại (Liability for compensation) hợp đồng kinh tế là gì?

Hình minh họa (Nguồn: Báo Lao Động)

Bồi thường thiệt hại (Liability for compensation)

Bồi thường thiệt hại – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Liability for compensation.

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. (Theo Bộ Luật Dân sự năm 2015)

Bồi thường thiệt hại hợp đồng kinh tế là chế tài tài sản dùng để bù đắp cho những thiệt hại thực tế về tài sản cho bên bị thiệt hại.

Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. (Theo PGS.TS Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Qui định của pháp luật về bồi thường thiệt hại hợp đồng kinh tế

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại 

Căn cứ phát sinh bồi thường thiệt hại đòi hỏi phải đầy đủ 4 yếu tố : 

– Có hành vi vi phạm hợp đồng 

Tham khảo:   Qui tắc thống nhất đối với bảo lãnh nhu cầu (Uniform Rules for Demand Guarantees - URDG) là gì? Đặc điểm của URDG

– Có thiệt hại thực tế xảy ra 

– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế và thiệt hại thực tế 

– Có lỗi của bên vi phạm. 

Trong đó thiệt hại thực tế xảy ra không thể thiếu được. Mức bồi thường thiệt hại không được qui định sẵn mà theo nguyên tắc thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu.

Những thiệt hại thực tế mà bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường cho bên bị thiệt hại

– Giá trị tài sản bị mất mát, hư hỏng bao gồm cả tiền lãi phải trả cho ngân hàng; Các khoản thu nhập mà lẽ ra trong điều kiện bình thường bên bị vi phạm cũng sẽ thu được

– Các chi phí để hạn chế thiệt hại, do vi phạm hợp đồng gây ra mà bên vi phạm phải chịu

– Tiền phạt và bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm phải trả cho người khác do lỗi của bên vi phạm hợp đồng gây ra

Nghĩa vụ chứng minh tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

Tham khảo:   Mua sắm khu vực tư nhân (Private Procurement) là gì?

Nghĩa vụ hạn chế tổn thất

Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lí để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra.

Nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được. (Theo Luật Thương mại năm 2005)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo