24. Kinh doanh thương mại

Trách nhiệm tài sản (Assets responsibility) trong quan hệ hợp đồng kinh tế là gì?

Hình minh họa (Nguồn: 123rf)

Trách nhiệm tài sản (Assets responsibility)

Khái niệm

Trách nhiệm tài sản – danh từ, tiếng anh được dùng bởi cụm từ Assets responsibility.

Trách nhiệm tài sản (trách nhiệm vật chất) trong quan hệ hợp đồng kinh tế là biện pháp pháp lí áp dụng cho các hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế đã được qui định sẵn trong pháp lệnh hợp đồng kinh tế và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp lệnh.

Trách nhiệm vật chất được hiểu là sự gánh chịu những hậu quả vật chất bất lợi của bên vi phạm hợp đồng kinh tế mà đã được pháp luật qui định thể hiện dưới 2 hình thức phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại.

Qui định chế độ trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế có tác dụng rất lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ hợp đồng kinh tế nhằm đảm bảo ổn định các quan hệ hợp đồng kinh tế đảm bảo trật tự trong quản lí kinh tế, khôi phục lợi ích của bên bị vi phạm, giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa các vi phạm pháp luật vê hợp đồng kinh tế. (Theo PGS.TS Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

Căn cứ phát sinh trách nhiệm vật chất 

Có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế 

Tham khảo:   Điều kiện Cước phí và bảo hiểm trả tới (Carriage and Insurance Pait to - CIP) là gì ?

Hành vi vi phạm là hành vi của một bên đã xử sự trái với những qui định của pháp luật hoặc trái với nội dung đã cam kết. Đó là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng.

Có thiệt hại thực tế xảy ra 

Để đòi bồi thường thiệt hại bên bị vi phạm phải chứng minh được bên vi phạm đã gây ra thiệt hại cho mình. Những thiệt hại đó phải là thiệt hại vật chất và thực tế, tính toán được. Mọi thiệt hại phi vật chất và không tính toán được đều không là cơ sở đòi bồi thường.

Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế 

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế được hiểu là mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ nội tại, tất yếu giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế xảy ra. Thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm này và hành vi vi phạm này tất yếu làm phát sinh thiệt hại đó. 

Muốn đòi bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình, bên bị vi phạm phải chứng minh được mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra.

Tham khảo:   Hiệu ứng Amazon (Amazon Effect) là gì? Bản chất của hiệu ứng Amazon

Có lỗi 

Bên vi phạm phải có lỗi trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Lỗi để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp đồng kinh tế là lỗi suy đoán, nghĩa là khi một bên không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ hợp đồng trong khi có điều kiện để thực hiện được thì đương nhiên bị coi là có lỗi. 

Như vậy phía bên kia không cần phải chứng minh lỗi mà chỉ cần chứng minh là bên đương sự đã không chấp hành hoặc chấp hành không đúng, không đầy đủ hợp đồng. (Theo PGS.TS Lê Thị Bích Ngọc, Pháp luật về hợp đồng kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo