25. Kế toán - Kiểm toán

Tổ chức bộ máy kiểm toán là gì? Nguyên tắc và nhiệm vụ

Hình minh hoạ (Nguồn: ganemogroup)

Tổ chức bộ máy kiểm toán

Khái niệm

Tổ chức bộ máy kiểm toán là những mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động linh hoạt nhằm thích ứng với đặc điểm của đối tượng và khách thể kiểm toán trong các cuộc kiểm toán cụ thể và hướng tới việc thực hiện các chức năng của kiểm toán.

Tổ chức kiểm toán bao gồm 2 phân hệ: tổ chức công tác kiểm toán và tổ chức bộ máy kiểm toán.

Nguyên tắc

Phải xây dựng đội ngũ kiểm toán viên đủ về số lượng và bảo đảm yêu cầu, chất lượng phù hợp với từng bộ máy kiểm toán.

Hệ thống bộ máy kiểm toán phải bao gồm các phân hệ chứa đựng các mối liên hệ trong – ngoài khác nhau phù hợp với nguyên tắc chung của lí thuyết tổ chức và phù hợp với qui luật của phép biện chứng về mối liên hệ.

Tổ chức bộ máy kiểm toán phải quán triệt nguyên tắc chung của mọi hệ thống tổ chức bộ máy: tập trung, dân chủ thích ứng với từng bộ phận kiểm toán.

Nhiệm vụ

Xây dựng mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán phù hợp với từng đơn vị kiểm toán

Xác định kiểu liên hệ trong từng mô hình kiểm toán

Xác định mối liên hệ giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hệ thống bộ máy kiểm toán – kiểm toán viên

Tổ chức các bộ máy kiểm toán

Tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

Bộ máy kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Đây là tổ chức duy nhất có thu phí kiểm toán.

Tham khảo:   Tài sản phi tiền tệ (Nonmonetary Assets) là gì?

Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán độc lập

– Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một hoặc vài kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan (ở Việt Nam chưa có mô hình văn phòng kiểm toán tư.)

– Công ty kiểm toán là mô hình tổ chức bộ máy chủ yếu, thu hút số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập, dưới hình thức là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân và công ty hợp danh.

Tổ chức bộ máy kiểm toán Nhà nước

Bộ máy kiểm toán nhà nước là hệ thống tập hợp những viên chức nhà nước để thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công.

– Trong quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước có thể độc lập với hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc 1 trong 2 hệ thống trên.

+ Mô hình kiểm toán nhà nước độc lập với Quốc hội và Chính phủ

+ Mô hình kiểm toán nhà nước thuộc Quốc hội

+ Mô hình kiểm toán nhà nước thuộc Chính phủ

– Trong quan hệ nội bộ, kiểm toán nhà nước lại có thể liên hệ theo chiều dọc và theo chiều ngang.

+ Liên hệ ngang: là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán cùng cấp (trung ương hoặc địa phương). Liên hệ này có thể trực tuyến hoặc chức năng.

Tham khảo:   Đồng tiền chức năng (Functional Currency) là gì? Đặc điểm

+ Liên hệ dọc: có 2 mô hình chủ yếu

Mô hình 1: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới ở tất cả các địa phương.

Mô hình 2: Cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có mạng lưới kiểm toán ở từng khu vực.

Tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

Bộ máy kiểm toán nội bộ là hệ thống tổ chức của các kiểm toán viên do đơn vị tự lập ra theo yêu cầu quản trị nội bộ và thực hiện nề nếp, kỉ cương quản lí trong đơn vị. 

Thông thường, kiểm toán nội bộ được lập ra do 1 tập thể thường bao gồm thành viên của hội đồng quản trị (không kiêm nhiệm chức vụ quản lí) và các chuyên gia am hiểu trong từng lĩnh vực. 

Kiểm toán nội bộ vừa có trách nhiệm trong tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ (nội kiểm), vừa có trách nhiệm tạo lập mối quan hệ với chủ thể kiểm toán từ bên ngoài (ngoại kiểm).

Mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ

– Bộ phận kiểm toán nội bộ: thích hợp với các tổng công ty hoặc các doanh nghiệp có qui mô lớn

– Giám định viên: Một chuyên gia – thích hợp với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo