25. Kế toán - Kiểm toán

Kiểm toán Nhà nước (State Audit) là gì? Đặc trưng

Hình minh hoạ (Nguồn: caseware)

Kiểm toán Nhà nước

Khái niệm

Kiểm toán Nhà nước trong tiếng Anh được gọi là state audit.

Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công.

Đặc trưng

Kiểm toán Nhà nước có một số đặc trưng cơ bản sau:

Chủ thể kiểm toán

Chủ thể thực hiện kiểm toán nhà nước được gọi là các kiểm toán viên nhà nước. Đó là các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. 

Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng ngành bậc cũng có qui định cụ thể tuỳ theo từng nước song nói chung cũng có sự gần gũi giữa các quốc gia.

Mô hình tổ chức

Trong quan hệ với kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán nhà nước là một hệ thống tập hợp kiểm toán viên này theo một trật tự xác định. Trong hàng loạt mối liên hệ phức tạp đó đã hình thành những mô hình tổ chức khác nhau tuỳ theo phạm vi các mối liên hệ.

– Trong quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm toán nhà nước có thể độc lập với hệ thống lập pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc một phía hành pháp hoặc lập pháp.

+ Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan lập pháp: Với mô hình này, kiểm toán nhà nước trợ giúp đắc lực cho Nhà nước không chỉ ở kiểm tra thực hiện pháp luật mà trong cả việc soạn thảo và xây dựng các sắc luật cụ thể. 

Mô hình này cũng tạo điều kiện tối đa để có thể độc lập và thực hiện chức năng phản biện đối với Chính phủ, giúp Quốc hội thực thi quyền kiểm soát các hoạt động tài chính của Chính phủ. 

Tuy nhiên, mô hình này cũng khiến cho cơ quan Kiểm toán nhà nước không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp thường xuyên với sự điều hành và các hoạt động của Chính phủ, do đó có thể làm chậm đi công tác kiểm toán. 

+ Kiểm toán nhà nước trực thuộc cơ quan hành pháp: Mô hình này giúp chính phủ điều hành nhanh nhạy quá trình thực hiện ngân sách và các hoạt động khác. 

Tham khảo:   Nợ phải thu (Receivables/Accounts receivable) là gì?

Tuy nhiên, nó cũng hạn chế phần nào tính độc lập của Kiểm toán nhà nước khi thực hiện chức năng phản biện của Chính phủ.

+ Kiểm toán nhà nước độc lập với các cơ quan lập pháp và hành pháp: Mô hình này được ứng dụng ở hầu hết các nước có nền kiểm toán phát triển, có nhà nước pháp quyền được xây dựng có nền nếp như: Kiểm toán nhà nước CHLB Đức, Toà thẩm kế của Cộng hoà Pháp,… 

Nhờ đó Kiểm toán nhà nước phát huy được đầy đủ tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình.

– Trong liên hệ nội bộ, cơ quan kiểm toán nhà nước có thể liên hệ theo chiều dọc và theo chiều ngang.

+ Liên hệ ngang: là mối liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm toán cùng cấp.

Liên hệ này có thể trực tuyến hoặc chức năng

Liên hệ trực tuyến: Trong liên hệ trực tuyến, Tổng kiểm toán trưởng (hoặc Phó tổng kiểm toán) được uỷ nhiệm trực tiếp chỉ huy các hoạt động của kiểm toán nhà nước. 

Liên hệ trực tuyến có điểm ưu việt là đảm bảo lệnh của Tổng kiểm toán trưởng được chuyển trực tiếp đến các kiểm toán viên, đảm bảo điều hành nhanh nhạy và thông tin ngược xuôi kịp thời. 

Tuy nhiên, mô hình này chỉ thích hợp trong điều kiện qui mô kiểm toán và số lượng kiểm toán viên không quá lớn.

Liên hệ chức năng: Trong liên hệ chức năng, quyền điều hành công việc được phân thành nhiều khối, mỗi khối lại chia thành nhiều cấp khác nhau. Mô hình này thích hợp với bộ máy kiểm toán có qui mô lớn.

+ Liên hệ dọc: là mối liên hệ trong nội bộ tổ chức của cơ quan Kiểm toán nhà nước theo tính chất cấp bậc,cơ quan kiểm toán nhà nước trung ương có thể có mạng lưới ở tất cả các địa phương hoặc ở từng khu vực.

Khách thể kiểm toán

Tham khảo:   Bộ phận kiểm toán (Audit Department) là gì? Chức năng chính

Là các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng nguồn vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước bao gồm:

– Các dự án, công trình do ngân sách đầu tư

– Các doanh nghiệp nhà nước có 100% vốn ngân sách nhà nước

– Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước (100% vốn ngân sách nhà nước)

– Các cơ quan kinh tế, quản lí của nhà nước và các đoàn thể xã hội. 

– Các cá nhân (tài khoản cá nhân) có nguồn từ ngân sách nhà nước

Loại hình kiểm toán chủ yếu

Kiểm toán nhà nước chủ yếu thực hiện kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động. 

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Kiểm toán nhà nước tiến hành xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, chỉ ra những sai phạm, bất cập trong việc thực hiện ngân sách nhà nước

Và kiến nghị với Chính phủ các giải pháp để quản lí, điều hành ngân sách nhà nước phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội; đánh giá hiệu quả và hiệu năng của các chương trình, dự án của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế – ngân sách.

Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là ngoại kiểm.

Kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm toán mang tính bắt buộc theo kế hoạch hàng năm và không được thu phí kiểm toán đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước.

Giá trị pháp lí của báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán do kiểm toán nhà nước phát hành có giá trị pháp lí cao. Báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,… xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, địa phương, sử dụng trong quản lí, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. 

Đơn vị được kiểm toán sẽ phải thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và các sai phạm trong việc tuân thủ pháp luật; thực hiện các biện pháp khắc phục yếu kém trong hoạt động của đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị. 

Tham khảo:   Chu kì bán hàng (Sales cycle) là gì? Các vấn đề khi kiểm toán

Những kết luận kiểm toán đã được cơ quan, người có thẩm quyền chấp nhận có giá trị bắt buộc thực hiện.

(Tài liệu tham khảo: Phân loại kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo