25. Kế toán - Kiểm toán

Lao động (Labouring) là gì? Ý nghĩa của việc quản lí lao động

Hình minh họa. Nguồn: mettisglobal.news

Lao động (Labouring)

Định nghĩa

Lao động trong tiếng Anh là Labouring. Lao động là sự hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm biến đổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của con người.

Đặc trưng

– Lao động của con người cùng với đối tượng lao động và tư liệu lao động hợp thành ba yếu tố của quá trình sản xuất. Trong ba yếu tố đó thì lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất.

Vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động (như công cụ sản xuất, ruộng đất, nhà cửa dùng vào sản xuất, phương tiện giao thông vận tải…) và đối tượng lao động (như nguyên liệu, vật liệu…) chỉ là những vật vô dụng.

– Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải tiến công cụ, hợp tác cùng nhau trong quá trình lao động để không ngừng nâng cao năng suất lao động (đó là đặc tính vốn có của con người). Cũng trong quá trình đó, trình độ kĩ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng cao.

Chính tác động trên đã làm cho trình độ sản xuất ngày càng cao: một người (nhóm người) lao động chỉ tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một công đoạn sản xuất ra sản phẩm; có nhiều loại lao động khác nhau, nhiều khâu (lĩnh vực) khác nhau.

Tham khảo:   Lấy mẫu kiểm toán (Audit Sampling) là gì? Rủi ro của phương pháp kiểm toán chọn mẫu

Ý nghĩa của quá trình lao động

– Để duy trì đời sống, con người phải luôn lao động để thu lấy tất cả những thứ trong tự nhiên cần thiết vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.

– Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, các doanh nghiệp cần chú trọng:

+ Tiết kiệm chi phí lao động sống, góp phần hạ giá thành sản phẩm

+ Phân công lao động hợp lí, phát huy sở trường của từng người hay từng nhóm người

Ý nghĩa của việc quản lí lao động

Quản lí lao động gồm nhiều vấn đề, song chủ yếu thể hiện trên một số nội dung sau:

– Quản lí số lượng lao động: là quản lí về số lượng người lao động trên các mặt: giới tính, độ tuổi, chuyên môn…

– Quản lí chất lượng lao động: là quản lí năng lực mọi mặt của từng nhóm người lao động trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm (như sức khỏe lao động, trình độ lao động, kĩ năng – kĩ xảo, ý thức kỉ luật…)

Nhận xét

– Chỉ có trên cơ sở nằm chắc số lượng và chất lượng lao động thì việc tổ chức, sắp xếp, bố trí các lao động mới hợp lí, làm cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả cao. 

Tham khảo:   Giá trị hợp lí (Fair value) trong kế toán là gì?

– Ngược lại không quan tâm đúng mức việc quản lí lao động thì dẫn tới sức sản xuất của doanh nghiệp bị trì trệ, kém hiệu quả.

– Đồng thời, quản lí lao động tốt là cơ sở cho việc đánh giá trả thù lao cho từng lao động đúng đắn, công bằng.

Việc trả thù lao đúng đắn và công bằng sẽ kích thích được toàn bộ lao động trong doanh nghiệp lao động sáng tạo, nâng cao kĩ năng – kĩ xảo, tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động góp phần tăng lợi nhuận.

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Kế toán tài chính, NXB Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc