25. Kế toán - Kiểm toán

Mô hình giá gốc (Cost model) là gì?

Hình minh họa. Nguồn: cdn.thomasnet.com

Mô hình giá gốc

Khái niệm

Mô hình giá gốc hay mô hình giá vốn trong tiếng Anh là Cost model.

Mô hình giá gốc là mô hình đánh giá mà sau thời điểm ghi nhận ban đầu, tài sản và nợ phải trả vẫn được trình bày theo giá gốc.

Nội dung

Hệ quả của việc ghi nhận theo giá gốc là trong quá trình nắm giữ tài sản và nợ phải trả kế toán không ghi nhận sự biến động về giá thị trường, giá trị hợp lí…của tài sản và nợ phải trả. Mô hình giá gốc được vận dụng gắn với từng loại tài sản và nợ phải trả cụ thể có khác nhau:

– Đối với các tài sản ngắn hạn như : Hàng tồn kho, nợ phải thu, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của tài sản thấp hơn giá gốc thì kế toán đánh giá và trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

Khoản dự phòng chênh lệch giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc được ghi nhận vào chi phí trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

– Đối với các tài sản dài hạn mà giá trị có sự suy giảm trong quá trình sử dụng thì kế toán ghi nhận giá gốc đồng thời ghi nhận sự phân bổ giá gốc một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng của tài sản.

Tham khảo:   Nguyên giá tài sản cố định vô hình là gì? Cách tính

Như vậy, tài sản được trình bày trên Bảng cân đối kế toán theo các chỉ tiêu: Giá gốc (nguyên giá), giá trị khấu hao lũy kế và giá trị còn lại. Trong trường hợp tài sản của doanh nghiệp bị giảm giá (giá trị ghi sổ còn lại cao hơn giá trị có thể thu hồi), kế toán phải ghi nhận khoản giảm giá tính vào chi phí kinh doanh.

Trên bảng cân đối kế toán tài sản được trình bày theo các chỉ tiêu: Nguyên giá trừ (-) giá trị khấu hao lũy kế và khoản giảm giá (nếu có).

Ứng dụng

Hiện nay mô hình giá gốc đang được sử dụng một cách phổ biến và được coi như mô hình ‘truyền thống’ trong các chuẩn mực kế toán quốc tế và quốc gia cho từng loại tài sản và nợ phải trả phù hợp, chủ yếu là các tài sản phi tài chính như: Hàng tồn kho, nhà xưởng máy móc thiết bị, bất động sản đầu tư….

Ưu điểm cơ bản của mô hình giá gốc là cách tiếp cận đơn giản và đảm bảo được tính tin cậy cao của thông tin kế toán. Tuy nhiên, mô hình giá gốc thiên về cung cấp thông tin quá khứ nên không thích hợp với các quyết định kinh tế trong môi trường kinh doanh hiện tại theo nền kinh tế thị trường.

Tham khảo:   Hội đồng tiêu chuẩn kế toán tài chính (Financial Accounting Standards Board - FASB) là gì?

Ở Việt Nam, hệ thống kế toán được xây dựng trên nền tảng của nguyên tắc giá gốc. Mô hình giá gốc được vận dụng để đánh giá sau ghi nhận ban đầu phù hợp với từng loại tài sản và nợ phải trả tương tự như thông lệ quốc tế.

(Nguồn tham khảo: Tạp chí Nghiên cứu khoa học kiểm toán số 43/2011, TS. Mai Ngọc Anh – Khoa Kế Toán, Học viện Tài chính)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo