25. Kế toán - Kiểm toán

Phương pháp tính giá trong kế toán là gì? Đặc điểm và ý nghĩa

Hình minh hoạ (Nguồn: timeshighereducation)

Phương pháp tính giá trong kế toán

Khái niệm

Phương pháp tính giá tạm dịch sang tiếng Anh là Price calculation method.

– Phương pháp tính giá là một phương pháp kế toán, trong đó qui đổi hình thức biểu hiện của các đối tượng kế toán từ các thước đo khác nhau về một thước đo chung là thước đo tiền tệ để xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng cần tính giá theo những nguyên tắc nhất định.

– Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị các đối tượng kế toán theo những nguyên tắc nhất định.

Đặc điểm

Phương pháp này cho phép tổng hợp và phản ánh các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến tài sản, nguồn hình thành tài sản, cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chi phí đầu vào và kết quả đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và do đó phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo phương pháp này, giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. 

Tham khảo:   Giao dịch ngoại tệ (Foreign currency transaction) là gì?

Trong quá trình ghi sổ, đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.

Ý nghĩa

Phương pháp tính giá có ý nghĩa quan trọng trong hạch toán và trong công tác quản lí, cụ thể như sau:

– Phương pháp tính giá giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tài sản hình thành trong đơn vị, giúp phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo kế toán.

– Phương pháp tính giá giúp kế toán tính toán được hao phí và kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kì và tổng hợp được giá trị của toàn bộ tài sản trong đơn vị giúp cho việc quản lí và sử dụng tài sản của doanh nghiệp trở nên hiệu quả.

Đối tượng nghiên cứu của kế toán

Đối tượng nghiên cứu của kế toán tài chính là tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản.

– Tài sản: Là nguồn lực của doanh nghiệp, do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. 

Tài sản của đơn vị kế toán có thể được phân loại thành:

+ Tài sản ngắn hạn: Là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền, hoặc có thể bán, hoặc có thể sử dụng trong vòng một năm hoặc một chu kì kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

Tham khảo:   Kế toán nghiệp vụ tín dụng (Credit Professional Accounting) là gì?

+ Tài sản dài hạn: Là những tài sản có giá trị lớn và được sử dụng nhiều hơn một năm hoặc một chu kì kinh doanh bình thường của doanh nghiệp.

– Nguồn vốn: Là nguồn hình thành nên tài sản. 

Nguồn vốn được phân loại thành:

+ Nợ phải trả: Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình. 

+ Vốn chủ sở hữu: Là giá trị vốn của doanh nghiệp, được tính bằng số chênh lệch giữa tài sản của doanh nghiệp trừ đi nợ phải trả.

(Tài liệu tham khảo: Khái quát về kế toán và báo cáo tài chính, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica. Học kế toán thuế Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo