25. Kế toán - Kiểm toán

Nguyên tắc thận trọng (Conservatism principle) là gì?

Hình minh họa

Nguyên tắc thận trọng (Conservatism principle)

Định nghĩa

Nguyên tắc thận trọng trong tiếng Anh là Conservatism principle. Nguyên tắc thận trọng là một trong các nguyên tắc kế toán cơ bản với nội dung: “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn”.

Ý nghĩa

Nguyên tắc thận trọng xuất phát từ yêu cầu về tính tin cậy của thông tin kế toán. 

– Một hệ thống thông tin kế toán có độ thận trọng cao sẽ đáng tin cậy hơn so với một hệ thống kế toán không thận trọng.

Nội dung thực hiện nguyên tắc thận trọng

Nguyên tắc thận trọng có nội dung chính là: Kế toán được phép ghi nhận tăng chi phí hoặc ghi giảm tài sản khi có dấu hiệu xảy ra, còn ghi nhận doanh thu hoặc tăng nguồn vốn, tài sản chỉ khi có bằng chứng chắc chắn.

– Trong thực tế, doanh nghiệp có thể thực hiện nguyên tắc thận trọng do có qui định của pháp luật hoặc do các ước tính kế toán của doanh nghiệp.

Phân loại

– Beaver và Ryan, “Conditional and Unconditional Conservatism:Concepts and Modeling” phân loại việc thực hiện nguyên tắc thận trọng kế toán theo hai trường hợp là: thận trọng có điều kiện và thận trọng không có điều kiện. 

Tham khảo:   Doanh thu dồn tích (Accrued Revenue) là gì? Lưu ý khi ghi nhận doanh thu dồn tích

– Khác biệt chính giữa hai dạng nguyên tắc thận trọng là việc thực hiện nguyên tắc thận trọng có điều kiện phụ thuộc vào các sự kiện tin tức kinh tế trong khi đó nguyên tắc thận trọng vô điều kiện không phụ thuộc vào yếu tố này. 

Nguyên tắc thận trọng có điều kiện xảy ra khi các thông tin kinh tế tiêu cực có ảnh hưởng tới lợi nhuận được ghi nhận nhanh hơn các thông tin kinh tế tích cực. 

Nói cách khác, nguyên tắc thận trọng có điều kiện có đặc điểm là thời điểm và điều kiện không giống nhau khi ghi nhận các thông tin kinh tế tiêu cực và tích cực vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 

Theo đó, các qui định về kế toán (do các cơ quan có thẩm quyền ban hành) cho phép doanh nghiệp ghi nhận giảm giá trị tài sản hoặc ghi nhận chi phí khi có bằng chứng cho thấy có khả năng xảy ra, trong khi chỉ được phép ghi nhận doanh thu hay tăng tài sản ghi có bằng chứng chắc chắn.

Nguyên tắc thận trọng vô điều kiện xảy ra khi doanh nghiệp thực hiện việc ghi nhận một cách nhất quán giá trị tài sản thấp hơn giá trị kế toán ròng.

Khác với nguyên tắc thận trọng có điều kiện, nguyên tắc thận trọng vô điều kiện không phụ thuộc vào các thông tin sự kiện. Khi đó doanh nghiệp căn cứ vào tình hình thực tế để ghi nhận vào chi phí các trường hợp cụ thể.

Tham khảo:   Tổng Kiểm toán nhà nước (Auditor General) là ai? Trách nhiệm và quyền hạn

Liên hệ thực tiễn

– Tại Việt Nam, trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 cũng thể hiện điều này. Các ví dụ về nguyên tắc thận trọng có điều kiện bao gồm: Kế toán được phép trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản (giảm giá hàng tồn kho, đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi) theo các qui định; Đánh giá lại nguyên giá tài sản cố định…

– Các ví dụ về nguyên tắc thận trọng vô điều kiện bao gồm phương pháp khấu hao nhanh, chi phí nghiên cứu và phát triển, các khoản trích trước (trích trước chi phí sửa chữa, chi phí bảo hành)…

(Tài liệu tham khảo: Giáo trình Nguyên lí kế toán, NXB Tài chính; ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy, “Nguyên tắc thận trọng trong kế toán – Nội dung và cách thức đánh giá việc thực hiện tại các doanh nghiệp”)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo