26. Bất động sản

Qui mô đô thị (Urban Scale) là gì? Ưu, nhược điểm các loại qui mô đô thị

Hình minh họa (Nguồn: sunjinvietnam)

Qui mô đô thị (Urban Scale)

Qui mô đô thị trong tiếng Anh là Urban Scale.

Qui mô đô thị là độ lớn của đô thị về số dân và tổng diện tích đất đai đô thị chiếm chỗ.

Chỉ tiêu về diện tích chiếm đất là chỉ tiêu được xác định chủ quan trong quá trình thiết kế qui hoạch, nó dựa trên cơ sở qui mô dân số và tiêu chuẩn sử dụng đất đai để tính ra.

Chỉ tiêu về dân số đô thị là chỉ tiêu do con người xác định, nhưng nó còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác. Vì vậy, người ta thường tập trung sự nghiên cứu vào chỉ tiêu này khi xác định qui mô của đô thị.

Qui mô của đô thị có các loại: qui mô cực lớn, qui mô lớn, qui mô trung bình và qui mô nhỏ.

Theo quyết định số 132/HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng qui định, tại Việt Nam có 5 loại qui mô đô thị như sau:

– Đô thị loại rất lớn có số dân nội thành từ 1000 ngàn người trở lên.

– Đô thị loại lớn có số dân nội thành từ 350 – 1000 ngàn người.

– Đô thị loại trung bình lớn có số dân nội thành từ 100 – 350 ngàn người.

– Đô thị loại trung bình nhỏ có số dân nội thành từ 30 – 100 ngàn người.

– Đô thị loại nhỏ có số dân nội thành từ 4 – 30 ngàn người.

Tham khảo:   Tháp phân tầng xã hội (Social Stratification Pyramid) là gì?

Ưu, nhược điểm của các loại qui mô đô thị

Ưu, nhược điểm của các đô thị lớn

Đô thị lớn có ưu điểm là tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Các công ty sản xuất và các doanh nghiệp kinh doanh đều tập trung ở đây. Vì ở các đô thị lớn tập trung nguồn lực và tài nguyên. 

Điều kiện tiêu thụ sản phẩm trong nội thị và xuất nhập khẩu hàng hóa tới các tỉnh khác và ra nước ngoài đều thuận lợi. Các hệ thống thiết bị, hạ tâng kĩ thuật được đầu tư, tạo điều kiện phục vụ tiện nghi công cộng tốt hơn các đô thị nhỏ.

Tuy nhiên, do dân cư tập trung đông nên nảy sinh những tiêu cực làm giảm hiệu quả về mặt xã hội như: dễ phát sinh các tệ nạn xã hội, các chất thải quá nhiều dễ gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và gây hư hỏng các công trình. Mật độ dân số cao làm tắc nghẽn giao thông, gây thiệt hại về chi phí và thời gian, tiền bạc cho việc đi lại trong thành phố.

Ưu, nhược điểm của các đô thị nhỏ

Các đô thị nhỏ có những ưu điểm như: dễ phù hợp với chiến lược phân bố mạng lưới đô thị quốc gia, dễ quản lí xã hội nên hạn chế được các tiêu cực xã hội. Vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng ít, nhanh hoàn thiện qui hoạch. Ít xảy ra tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Tham khảo:   Điểm khoá sổ (Closing Points) là gì? Đặc điểm của Điểm khoá sổ

Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế như: không có tiềm năng về tài nguyên và nguồn lực nên không thu hút được các nhà đầu tư. Điều kiện cung ứng và tiêu thụ hàng hóa hạn chế nên các công ty, doanh nghiệp thường không muốn ở các đô thị nhỏ. Các điều kiện phục vụ lợi ích công cộng về văn hóa, y tế, giáo dục…thường thấp và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu phát triển toàn diện của con người.

Từ phân tích ưu, nhược điểm của hai loại qui mô đô thị quá lớn và quá nhỏ, ta thấy được nhược điểm của qui mô quá lớn sẽ dẫn đến không hiệu quả trong quá tình sử dụng. Trong khi đó, xu hướng phát triển qui mô đô thị ngày càng lớn và các nước trên thế giới cũng như ở nước ta ngày càng tăng. 

Vì vậy đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu qui hoạch, các nhà kinh tế đô thị và các nhà nghiên cứu xã hội, cũng như các cơ quan quản lí đô thị quan tâm nghiên cứu để tìm ra một giới hạn nhất định về qui mô tối ưu của một đô thị.

(Tài liệu tham khảo: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế đầu tư qui hoạch và quản lí cơ sở hạ tầng đô thị, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo