26. Bất động sản

Mô hình qui hoạch đô thị (Urban Planning Models) là gì? Một số mô hình phổ biến

Hình minh họa (Nguồn: viatechni)

Mô hình qui hoạch đô thị (Urban Planning Models)

Mô hình qui hoạch đô thị – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Planning Models.

Mô hình qui hoạch đô thị là mô hình tổng quát hóa từ các dạng cấu trúc đô thị đã được đúc kết từ:

– Quá trình phát triển lịch sử đô thị được phản ánh qua hiện trạng đô thị;

– Kinh nghiệm, thực tiễn xây dựng phát triển đô thị;

– Từ các lí luận, lí thuyết về đô thị. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Một số Mô hình qui hoạch đô thị phổ biến

Mô hình phát triển theo dạng vệ tinh và khu đô thị mới 

Là dạng phát triển đối trọng, trong đó các đô thị vệ tinh thường có khoảng cách từ 30 đến 40 km so với đô thị “mẹ”, đủ để giữ mối quan hệ và không gây áp lực về nhu cầu phục vụ cho đô thị “mẹ”. 

Đô thị vệ tinh là một cấu trúc đô thị độc lập. Trong kinh nghiệm và lí thuyết đô thị, để tránh cho đô thị vệ tinh trở thành “thành phố ngủ” là giải pháp tổ chức hoàn thiện trung tâm phục vụ công cộng cho các đô thị này.

Khu đô thị mới là các khu vực đô thị phát triển ra vùng ven bao quanh lãnh thổ đô thị. Đây là giải pháp nhằm giãn dân tại khu vực nội thị và kiểm soát sự phát triển của đô thị hóa thành phố cực lớn.

Tham khảo:   Chỉ số chất lượng không khí (Air Quality Index - AQI) là gì?

Mô hình phát triển theo tuyến (hành lang) giao thông 

Đây là dạng mô hình tận dụng triệt để mối quan hệ mật thiết giữa TTPVCC đô thị và giao thông đô thị, đặc biệt là giao thông công cộng hiện đại. Trong quá trình cải tạo hệ thống giao thông đô thị tại các thành phố cực lớn, hệ thống đường lưu thông thường có dạng mạng vành đai hướng tâm.

Sự hình thành hệ thống đường lưu thông này đã kích hoạt gia tăng giá trị đất khu vực 2 bên, tạo tiền đề cho sự đầu tư hình thành các loại hình TTPVCC cấp quận – khu dân cư đô thị.

Mô hình phát triển theo cấu trúc tầng bậc

Mô hình tầng bậc là dạng mô hình hình thành theo qui luật tự nhiên mà trong lí thuyết đô thị cũng như trong lĩnh vực kinh tế thương mại đã đúc kết nhiều kinh nghiệm phong phú. Đây là mô hình được ứng dụng trên nguyên tắc về tổ chức hệ thống TTPVCC đô thị tại các nước.

Tuy nhiên, việc lựa chọn giải pháp mô hình tầng bậc thích hợp nhưng thiếu linh hoạt sẽ ảnh hưởng ngược lại chức năng phục vụ đô thị và kinh tế đô thị.

Mô hình đa hạt nhân trung tâm

Là sự phát triển hệ thống TTPVCC đô thị thành những khu vực trung tâm tập trung theo nguyên tắc chính phụ và phân bố trong mối quan hệ với định hướng phát triển không gian đô thị.

Tham khảo:   Giá đất (Land Price) là gì? Qui định của pháp luật về giá đất

Trong hệ thống đa hạt nhân này, cần thiết phải xác định ranh giới và qui mô phát triển của một hay nhiều trung tâm trong quan hệ tương thích với đặc điểm từng đô thị. Bên cạnh đó sẽ hình thành hệ thống hạt nhân cấp 2 hỗ trợ như những cực tăng trưởng phân bố phù hợp bên trong hoặc bên ngoài đô thị. 

Khi đô thị phát triển theo hệ thống đa hạt nhân, thì các trung tâm khu vực sẽ đóng vai trò lấp kín vùng thương mại – phục vụ còn lại. Phát triển theo dạng đa hạt nhân, đô thị cần hoàn thiện hệ thống giao thông hiện đại.

Mô hình kết hợp

Là dạng mô hình phát triển ứng dụng hầy hết các mô hình trên theo một mức độ và nguyên tắc phù hợp với từng điều kiện thực trạng, tiềm năng phát triển… của mỗi một đô thị.

Đây cũng có thể xem là Mô hình qui hoạch đô thị linh hoạt và được áp dụng nhiều nhất tại các nước, đặc biệt là các đô thị cực lớn. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo