26. Bất động sản

Cấu trúc đô thị (Urban Structure) là gì? Thành phần cấu trúc đô thị

Hình minh họa (Nguồn: Dhruv Seth)

Cấu trúc đô thị (Urban Structure)

Cấu trúc đô thị – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Structure.

Đô thị được xem như là một hệ thống. Mỗi hệ thống luôn gắn liền với hình thức tổ chức nhất định của các khu chức năng. Cấu trúc đô thị chính là bộ khung góp phần quan trọng trong việc hình thành và phát triển đô thị. 

Thành phần cấu tạo nên cấu trúc đô thị bao gồm:

– Hệ thống giao thông đô thị

– Hệ thống các khu chức năng trong đô thị (các đơn vị chức năng đô thị được bố trí thành hệ thống). (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Phân bố các khu chức năng trong cấu trúc đô thị hiện đại

Mỗi một đô thị phải có một cấu trúc đô thị nhằm định hướng phát triển đô thị theo một nguyên tắc đảm bảo sự cân đối hài hòa các thành phần của đô thị. 

Cấu trúc đô thị có vai trò quyết định các giải pháp qui hoạch các thành phần đất đai đô thị và hướng đến sự phát triển lâu dài và bền vững cho đô thị. Trong đó vai trò của hệ thống giao thông được xác định là Bộ khung của đô thị: dựa trên bộ khung này, các khu vực chức năng đô thị được bố trí gắn kết với nhau. Hệ thống giao thông vừa giữ vai trò liên kết giữa các khu vực chức năng, vừa giữ vai trò giới hạn các khu vực này.

Tham khảo:   Giấy phép xây dựng (Construction permit) là gì? Điều kiện cấp giấy phép xây dựng

Khả năng định hướng và lựa chọn vị trí các khu vực chức năng: trung tâm, các công trình dịch vụ, các khu công nghiệp sản xuất đều được nghiên cứu trên sự thuận lợi của hệ thống giao thông.

Giải pháp thiết kế các khu vực chức năng đều chịu ảnh hưởng của hệ thống giao thông:

– Khu ở: mô hình ở, loại hình nhà, các công trình dịch vụ công cộng… đều phụ thuộc vào mạng lưới đường đô thị.

– Khu vực trung tâm: bố cục tầng cao, không gian quảng trường, bãi đậu xe, tiếp cận… đều được nghiên cứu dựa trên giải pháp giao thông đô thị.

– Khu công nghiệp – sản xuất: các cụm nhà máy, vị trí kho, sân bãi, khu xử lí chất thải… đều chịu tác động của hệ thống giao vận tải đô thị.

Về hệ thống giao thông đường bộ đô thị

Hệ thống giao thông có nhiều tầng bậc khác nhau và mỗi vị trí đều có những nguyên tắc bố trí riêng của nó. Đặc điểm của cấu trúc đô thị sẽ thay đổi từ trung tâm đô thị ra ngoài đô thị.

Trong đó, hệ thống giao thông đường bộ trong cấu trúc đô thị bao gồm:

a) Hệ thống giao thông đối ngoại: trong mô hình cấu trúc là những tuyến đường hình tia nối các vùng lân cận, gồm:

– Đường cao tốc

– Đường quốc lộ: đóng vai trò nối các vùng lại với nhau, quốc lộ được hình thành từ các vành đai cùng cấp, do vậy những điểm giao nhau thường là những nút giao thông khác cốt. 

Khi đô thị lớn ra, hình thành các đường vành đai càng lớn để đáp ứng nhu cầu giao thông trong đô thị, nhưng chỉ phình ra ở mức độ nhất định tùy theo qui định ranh giới thành phố.

b) Hệ thống giao thông đối nội: đây là mạng lưới đường trong nội bộ đô thị.

– Đường trục chính đô thị

– Đường trục chính của khu vực 

– Đường nội bộ khu vực. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo