26. Bất động sản

Hệ thống giao thông đô thị (Urban Transportation Systems) là gì?

Hình minh họa (Nguồn: DepositPhotos)

Hệ thống giao thông đô thị (Urban Transportation Systems)

Hệ thống giao thông đô thị – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Transportation Systems hay Urban Traffic Systems.

Hệ thống giao thông đô thị là hệ thống quan trọng nhất trong các loại hạ tầng kĩ thuật đô thụ, nó đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác trong đô thị hoặc vận chuyển hành khách và hàng hóa từ đô thị đi các nơi khác.

Hệ thống giao thông đô thị có vai trò trong việc vận hành bộ khung chính cấu trúc đô thị và có vai trò định hướng cho các hệ thống hạ tầng kĩ thuật. Trong cấu trúc đô thị, hệ thống giao thông giữ vai trò liên kết các khu vực chức năng và tạo thành một hành lang kĩ thuật mà trên đó bố trí hầy hết các công trình của hệ thống kĩ thuật hạ tầng khác. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Giao thông đối nội – giao thông đối ngoại

Giao thông đối ngoại

Giao thông đối ngoại bao gồm mối liên hệ giữa đô thị với bên ngoài như: với các đô thị khác, với các khu công nghiệp tập trung, khu nghỉ ngơi giải trí.

Tham khảo:   Thành phố thông minh (Smart City) là gì?

Giao thông đối ngoại bao gồm: Giao thông đường thủy, giao thông đường sắt, giao thông đường bộ và giao thông đường hàng không.

Giao thông đối nội

Giao thông đối nội là giao thông bên trong đô thị, nó có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống giao thông đối ngoại qua các nhà ga, bến cảng, bến xe, các đầu mối giao thông ở các đường vào đô thị.

Theo điều kiện địa hình, kinh tế, cấu trúc đô thị mà từng loại hình giao thông đô thị có thể phát triển không đều nhau. Trong đô thị cũng có đầu đủ các loại hình giao thông như là: Giao thông đường thủy, giao thông đường sắp: tàu điện ngầm, tàu mặt đất, tàu trên cao… nhưng đa phần là phát triển mạnh về giao thông đường phố.

Phân loại hệ thống giao thông đô thị

Đường bộ

Là một loại hình thức giao thông phổ biến ở những thành phố lớn, nó được sử dụng rộng rãi, vận chuyển hành khách hàng hóa thuận tiện ở mọi lúc mọi nơi, với khối lượng tương đối lớn.

Đường sắt

Là hình thức giao thông có ưu điểm là vận chuyển với khối lượng lớn, an toàn, ít ô nhiễm môi trường, tuy nhiên nó không được bố trí rộng rãi, cơ sở đầu tư ban đầu tốn kém, hướng vận chuyển kém linh hoạt.

Tham khảo:   Tỉ lệ bất động sản được bán hoặc thuê theo định kì (Absorption Rate) là gì?

Đường thủy

Là hình thức giao thông rất quan trọng xuất hiện từ lâu đời, có ưu điểm là vận chuyển lượng hành khách và hàng hóa rất lớn, chi phí vận tải thấp, tuy nhiên tốc độ không cao và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của đô thị.

Đường hàng không 

Là hình thức hiện đại, là phương tiện vận chuyển hành khách và hàng hóa đi những khoảng cách xa và ra ngoài đô thị. Có ưu điểm là vận chuyển hàng hóa nhanh, an toàn, nhưng khối lượng còn hạn chế, giá thành cao. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo