26. Bất động sản

Đường sắt (Railway) là gì? Hệ thống ga đường sắt trong qui hoạch đô thị

Hình minh họa (Nguồn: Forsal)

Đường sắt (Railway)

Đường sắt – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Railway.

Đường sắt là phương tiện vận tải quan trọng có năng lực vận tải rất lớn. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống đường sắt đảm nhiệm khối lượng vận tải hành khách và hàng hóa rất lớn, đáp ứng nhu cầu liên kết giữa các điểm dân cư với nhau, vượt xa đường bộ về việc đảm nhiệm nhu cầu vận tải hành khách.

Hầu hết các nước phát triển xem đường sắt là một tuyến giao thông quan trọng góp phần hình thành những khu vực dân cư mới hay đô thị mới. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh

Đường sắt ngoài đô thị

Đường sắt quốc gia: là những tuyến đường sắt có ý nghĩa quan trọng cấp quốc gia, được tổ chức liên kết nhiều vùng, nhiều tỉnh thành, thậm chí có nối với các nước khác. Đường sắt quốc gia có năng lực vận chuyển rất lớn.

Đường sắt địa phương: Là những tuyến đường sắt cấp địa phương, giữ nhiệm vụ liên lạc các khu vực trong địa phương. Có năng lực vận chuyển tương đối nhỏ. 

Đường sắt chuyên dùng: là các tuyến đường sắt dành riêng cho các khu vực kho tàng, khu công nghiệp… Có thể xếp đường sắt đô thị (vận chuyển hành khách vào dạng này). Thông thường loại đường sắt này có những đặc điểm kĩ thuật riêng. 

Tham khảo:   Môi giới bất động sản (Real estate agent) là gì? Một số điều cần lưu ý

Hệ thống đường sắt đối ngoại

Ga đường sắt đối ngoại

Ga đường sắt là nơi dừng đỗ đậu tàu, là nơi tập kết hành khách và hàng hóa, là nơi tập trung sửa chữa các đoàn tàu. Về giao thông đối ngoại có thể phân chia nhà ga đường sắt làm nhiều loại, tuy nhiên có một số loại ga chính như sau:

– Ga hành khách: Ga hành khách là nơi phục vụ số lượng lớn hành khách của đô thị đi lại. Tùy thuộc qui mô đô thị, ga hành khách có thể có qui mô rất lớn với rất nhiều đường tàu đậu. Gồm 3 loại chính: ga xuyên, ga cụt và ga hỗn hợp.

– Ga hàng hóa: Là nơi chủ yếu để bốc dỡ và xếp hàng hóa. Đối với các đô thị lớn ga hàng hóa được bố trí riêng biệt. Ga hàng hóa có hai bộ phận chính là bãi hàng và sân ga. Bãi hàng dùng để chứa hàng, và xếp dỡ hàng hóa. 

– Ga kĩ thuật lập tàu: ga lập tàu thường được bố trí ở các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu khai thác mỏ… Khu vực ga lập tàu là khu vực khá phức tạp, đây là nơi lắp ráp các toa tàu, đầu máy. Khi tổ chức tránh chồng lẫn gây cản trở nhau.

Ngoài ra còn tùy theo tính chất và qui mô ga còn có thể có ga cảng, ga khu đoạn hay ga trung gian… Thông thường việc bố trí nhà ga đường sắt luôn là sự phối hợp với nhau các loại ga có thể kết nối với nhau thành một chuỗi. Đối với các đô thị lớn số lượng nhà ga rất nhiều tùy theo qui mô vận chuyển của đô thị.

Tham khảo:   Trường phái Chicago (Chicago School In Sociology) về xã hội học đô thị là gì?

Các tuyến đường sắt đối ngoại

Các tuyến đường sắt là các tuyến ray cố định để các đoàn tàu di chuyển trên đó. Tùy theo điều kiện khoa học kĩ thuật công nghệ, đường sắt thường có các loại ray có kích thước khác nhau.

Đường sắt nên tránh chia cắt đô thị hoặc xuyên qua khu nhà ở, bởi vì đường sắt chạy xuyên qua đô thị không những phá hoại sự yên tĩnh của đô thị, gây tiếng ồn và khói bụi cho cư dân đô thị, làm ảnh hưởng đến giao thông vận tải trong đô thị mà còn làm cho tốc độ của xe lửa bị giảm đi, ảnh hưởng đến năng lực vận chuyển.

Nhưng đối với các đô thị lớn và cực lớn, các tuyến đường sắt chạy ngang qua đô thị là điều khó tránh khỏi. Tuyến đường sắt tốt nhất không nên bao quanh đô thị để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của đô thị. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo