26. Bất động sản

Nút giao thông (Road Junction) là gì? Qui hoạch và thiết kế nút giao thông

Nút giao thông (Road Junction) (Ảnh: wikimedia)

Nút giao thông (Road Junction)

Nút giao thông – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Road Junction.

Nút giao thông là nơi giao nhau giữa các đường ô tô hoặc giao nhau giữa đường ô tô và đường sắt, tại đó các phương tiện tiếp tục hoặc đổi hướng hành trình. 

Đặc điểm giao thông tại các nút là có số lượng điểm xung đột giữa các dòng xe cắt nhau, tách dòng, nhập dòng lớn. Sự tập trung các điểm xung đột trên một diện tích nhỏ là nguyên nhân làm giảm khả năng thông xe của các đường đi vào nút giao thông, tăng khả năng xảy ra các tai nạn giao thông gây ách tắc xe cộ. (Theo Qui hoạch giao thông vận tải và thiết kế công trình giao thông đô thị, GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục)

Mục tiêu thiết kế nút giao thông

Mục tiêu của nút giao thông nhằm đạt được:

– Mức khả năng thông hành của nút ở mức phục vụ đặt ra. 

– Mức an toàn cao nhất thông qua việc giảm điểm xung đột và mức độ nguy hiểm của xung đột, khống chế được tốc độ… 

– Có hiệu quả kinh tế – xã hội.

– Bảo đảm mĩ quan và môi trường. (Theo Quyết định Số: 22/2007/QĐ-BXD)

Qui hoạch và thiết kế nút giao thông 

1. Khi qui hoạch và thiết kế nút giao thông cần phải xét đến các yếu tố sau đây:

Tham khảo:   Nhà phố thương mại (Shophouse) là gì? Ưu và nhược điểm

a) Yếu tố giao thông: bao gồm đặc trưng giao thông ở nút: lưu lượng, thành phần dòng xe ở năm hiện tại và dự báo ở năm tương lai, tốc độ thiết kế, tổ chức và điều khiển giao thông, khả năng thông hành…). 

b) Yếu tố hình học (vật ): bao gồm các đường dẫn theo chức năng đến nút, các chỉ tiêu kĩ thuật, thiết kế sử dụng làn xe, cấu tạo hình học; chọn loại hình nút, qui hoạch sử dụng đất khu vực nút… 

c) Yếu tố kinh tế: bao gồm chi phí sử dụng đất, chi phí xây dựng, chi phí vận hành khai thác, khả năng cải tạo xây dựng phân kì,… Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế và lợi ích. 

d) Yếu tố con người và xã hội: bao gồm sự thuận tiện cho lái xe và người tham gia giao thông như: dẫn hướng mạch lạc, đáp ứng với thói quen tốt khi có mong muốn, tiện ích cho người đi bộ và người tàn tật; hoà nhập và làm đẹp thêm các công trình kiến trúc trong khu vực và cảnh quan đô thị.  

2. Qui hoạch và thiết kế nút giao thông phải gắn liền với qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch xây dựng đô thị. Thời gian tính toán qui hoạch và thiết kế nút là thời gian tính toán thiết kế đường và lập qui hoạch. Thời gian tính toán để tổ chức giao thông và điều chỉnh giao thông trong quá trình khai thác là 3 hoặc 5 năm.

Tham khảo:   Đường sắt tốc độ cao (High-speed Rail) là gì?

3. Không được mở các nhánh giao trái với nguyên tắc qui hoạch nối trong mạng đường. Những hiện trạng trái với nguyên tắc này cần được thiết kế tổ chức giao thông nhằm đảm bảo an toàn giao thông tại nút và giảm tối đa cản trở giao thông trên đường chính.

4. Qui hoạch và thiết kế hình học nút giao thông phải kết hợp đồng thời với thiết kế tổ chức giao thông không chỉ trong phạm vi nút mà còn phải xét đến tổ chức giao thông ở những nút và đoạn đường phố có liên quan trực tiếp.

5. Qui hoạch và thiết kế hình học nút giao thông phải đồng thời với qui hoạch thoát nước, chiếu sáng, môi trường vệ sinh. Nhất thiết phải thiết kế qui hoạch chiều cao nút giao thông nhằm thoả mãn tối đa thuận lợi giao thông, thoát nước mặt và kiến trúc đô thị. (Theo TCXDVN 104 : 2007)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo