26. Bất động sản

Biến đổi khí hậu (Climate Change) là gì? Ảnh hưởng từ giao thông đô thị

Biến đổi khí hậu (Climate Change)

Biến đổi khí hậu – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Climate Change.

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu: “Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu được quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh được.

Biến đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỉ.”

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu gây ra các nguy cơ lớn đối với sức khỏe theo rất nhiều cách khác nhau. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sóng nhiệt, lũ lụt, hạn hán và bão xảy ra thường xuyên hơn và dữ dội hơn. 

Một số bệnh nhiễm trùng, đặc biệt các bệnh truyền nhiễm qua côn trùng, muỗi và ốc sên (ví dụ như bệnh sán máng), đang thay đổi khu vực phát bệnh, đáp ứng với thay đổi nhiệt độ và các vùng khí hậu. 

Tình trạng thiếu nước và thực phẩm mà biến đổi khí hậu gây ra do giảm sản xuất nông nghiệp trong khu vực bị hạn hán ở châu Phi và các nơi khác có thể dẫn tới hàng loạt đợt di dân và gây ra nhiều xung đột (WHO).

Tham khảo:   Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị (Urban Area Investment Construction Project) là gì?

Ảnh hưởng của giao thông đô thị đến biến đổi khí hậu

Giao thông vận tải là nguyên nhân chính phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Tạo ra 24% lượng khí thải toàn cầu liên quan đến quá trình đốt cháy năng lượng, nhu cầu sử dụng năng lượng trong ngành giao thông vận tải tăng cao hơn bất kì ngành nào khác. Khoảng 80% nhu cầu sử dụng năng lượng vận tải đến từ vận tải đường bộ, bao gồm xe ôtô, tiếp theo là vận tải hàng hóa. 

Giao thông đường bộ gây ra nhiều tác động sức khỏe hơn là giao thông hàng không hoặc giao thông đường thủy và cũng chiếm phần lớn hơn lượng khí thải, bài phân tích này sẽ tập trung kĩ hơn vào vận tải đường bộ. Ngày nay, mức độ giảm phát thải là cao nhất tại các quốc gia có thu nhập cao, cũng là các quốc gia có lượng khí thải giao thông bình quân đầu người cao nhất. 

Tuy nhiên, nhiều quốc gia đang phát triển cũng trải qua quá trình cơ giới hóa một cách nhanh chóng, do vậy việc thực hiện các chiến lược giảm nhẹ ngày càng trở nên quan trọng hơn nhằm hạn chế mức độ phát thải trong tương lai. Mặc dù vậy, ở nhiều nước phát triển, thậm chí duy trì tỉ trọng sử dụng các phương tiện giao thông hiệu quả như đi bộ, đi xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng cũng đã rất khó khăn. 

Một nguyên tắc cơ bản và quan trọng, đó là đồng lợi ích y tế của chiến lược giảm nhẹ là vô cùng quan trọng, ở các nước đang phát triển và cả ở các nước phát triển, cùng với mục đích giảm phát thải hoặc ngăn chặn việc tăng lên của lượng khí thải trong tương lai.

Các nguồn phát thải khí CO2-eq tại các nước đang phát triển được ghi nhận ở trên. Tuổi và loại xe, điều kiện lái xe ở đô thị và nông thôn, loại và chất lượng nhiên liệu sử dụng ảnh hưởng rất lớn tới mức phát thải trên mỗi hành khách mỗi cây số. Mức độ phát thải thực tế cũng phụ thuộc vào tỉ lệ công suất phòng, ví dụ đối với xe điện hoặc tàu hỏa thì đó là phương pháp phát điện. 

Tuy nhiên, khi hoạt động với công suất cao nhất hoặc gần cao nhất, tàu hỏa và xe buýt thường phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính và các loại khí thải địa phương ít hơn (trên một hành khách một km đường đi) so với các hình thức giao thông cá nhân. Ngoài ra đi bộ và đi xe đạp không hề phát thải khí gây ô nhiễm. (Theo Giáo trình GTZ/GIZ, Giao thông đô thị và sức khỏe)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Facebook
btn-dangkyhoc