26. Bất động sản

Đường sắt đô thị (Urban Railway) là gì? Qui định về đường sắt đô thị

Đường sắt đô thị (Urban Railway) (Ảnh: Vietnamnet)

Đường sắt đô thị (Urban Railway)

Đường sắt đô thị – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Urban Railway.

Đường sắt đô thị là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận. (Theo Thông tư Số: 05/2011/TT-BGTVT)

Qui định về đường sắt đô thị

Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị

1. Phát triển đường sắt đô thị phải phù hợp với qui hoạch phát triển của địa phương và tạo động lực cho quá trình phát triển đô thị.

2. Kết nối hiệu quả các phương thức vận tải khác trong đô thị để chuyên chở hành khách. Công trình đường sắt đô thị phải được đấu nối không gian và đấu nối thuật với các công trình lân cận, đáp ứng tính đồng bộ theo qui hoạch đô thị.

3. Công trình, phương tiện, thiết bị đường sắt đô thị phải đáp ứng yêu cầu kinh tế, thuật, bảo đảm đồng bộ, an toàn, quốc phòng, an ninh, phòng, chống cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn, cảnh quan đô thị và bảo vệ môi trường.

4. Hành lang an toàn giao thông đường sắt đô thị phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Không được trồng cây, xây dựng công trình trái phép trong phạm vi hành lang;

Tham khảo:   Không có ràng buộc (Free and Clear) là gì?

b) Phải được cách li để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;

c) Đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác phòng chống, cháy, nổ, cứu hộ, cứu nạn.

5. Phải bảo đảm thuận tiện cho hành khách và bảo đảm tiếp cận sử dụng cho người khuyết tật theo qui định của pháp luật.

Các loại hình đường sắt đô thị

1. Đường sắt đô thị bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện đi trên mặt đất, đường tàu điện trên cao, đường sắt một ray tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.

2. Việc xây dựng, ban hành tiêu chuẩn, qui chuẩn thuật quốc gia đối với các loại hình đường sắt đô thị thực hiện theo qui định của pháp luật về tiêu chuẩn, qui chuẩn thuật.

Yêu cầu đối với kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị

1. Kết cấu hạ tầng đường sắt đô thị phải bảo đảm ổn định, bền vững và đáp ứng yêu cầu thuật về an toàn, môi trường, phòng, chống cháy, nổ tương ứng với loại hình đường sắt đô thị được đầu tư.

2. Hệ thống cung cấp điện sức kéo phải được điều khiển, giám sát tập trung, ổn định và có khả năng dự phòng để không làm gián đoạn chạy tàu.

Tham khảo:   Phương pháp mô hình toán học (Mathematical Model) trong ĐTM qui hoạch xây dựng là gì?

3. Hệ thống quản điều hành chạy tàu phải theo phương thức tập trung.

4. Thông tin, chỉ dẫn cần thiết phục vụ khách hàng phải rõ ràng, dễ hiểu bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

Quản an toàn đường sắt đô thị

1. Đường sắt đô thị xây dựng mới hoặc nâng cấp trước khi đưa vào khai thác phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống; thẩm định, cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị.

2. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải xây dựng và duy trì hệ thống quản an toàn và được cấp Giấy chứng nhận định hệ thống quản an toàn vận hành đường sắt đô thị.

3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải qui định việc thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị và cấp Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống đường sắt đô thị, Giấy chứng nhận định hệ thống quản an toàn vận hành đường sắt đô thị. (Theo Luật Đường sắt )

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo