26. Bất động sản

Qui hoạch vùng (Regional Planning) là gì? Các vấn đề qui hoạch vùng

Qui hoạch vùng (Regional Planning) (Nguồn: IEREK)

Qui hoạch vùng (Regional Planning)

Qui hoạch vùng – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Regional Planning.

Qui hoạch vùng là qui hoạch cụ thể hóa qui hoạch tổng thể quốc gia ở cấp vùng về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, xây dựng vùng liên tỉnh, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối các tỉnh.” (Theo Luật qui hoạch )

Các vấn đề về qui hoạch vùng

Qui hoạch phát triển sản xuất 

Qui hoạch phát triển sản xuất là tổ chức trong không gian vùng các hệ thống sản xuất của kinh tế vùng và kinh tế quốc dân (nếu có). Qui hoạch phát triển sản xuất bao hàm qui hoạch cơ cấu sản xuất và phân bố địa điểm sản xuất trong vùng.

Cơ cấu sản xuất bao gồm các ngành sản xuất công nghiệp và nông, lâm, ngư nghiệp, trong đó các ngành sản xuất công nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong định hướng phát triển kinh tế, bởi vì nông, lâm, ngư nghiệp muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao phải dựa trên cơ sở các công nghiệp chế biến sản phẩm và các công nghiệp hỗ trợ sản xuất khác.

Tham khảo:   Đất phi nông nghiệp (Non-Agricultural Land) là gì? Các loại đất phi nông nghiệp dùng để ở

Phân bố địa điểm cơ sở sản xuất là sự hình thành các tổ hợp địa điểm sản xuất trong vùng. Đây cũng chính là khả năng đáp ứng nhu cầu địa điểm của vùng và các địa khu trong vùng. 

Góp phần thực hiện có hiệu quả qui hoạch phát triển dân cư và lao động

Qui hoạch cơ cấu dân cư là thiết lập toàn bộ các điểm dân cư của cả nước, của một tỉnh hay một vùng kinh tế, trên cơ sở có phân công liên kết chức năng và hài hòa cân đối trong mỗi điểm và giữa các điểm trong một đơn vị lãnh thổ. Các thành tố của cơ cấu dân cư trong vùng là các đô thị và các khu dân cư. 

Đây là những đơn vị cư trú rất đặc thù có từ lâu đời và tồn tại bền vững qua các thời kì phát triển, song để phát triển và đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng cao của con người trong nền kinh tế hiện đại, chúng phải được tập hợp lại và chịu sự phân công lao động lãnh thổ.

Qui hoạch cơ cấu hạ tầng cơ sở

Tham khảo:   Tỉ lệ cho vay trên giá trị (Loan-to-Value Ratio) là gì? Công thức và các yếu tố ảnh hưởng

Cơ cấu hạ tầng cơ sở là toàn bộ các công trình và trang thiết bị của quá trình tái sản xuất xã hội, được tổ chức liên kết với nhau trong không gian, trở thành điều kiện của sản xuất và cuộc sống cộng đồng trên lãnh thổ và trong từng vùng. 

Hệ thống này có đặc điểm là tính ổn định tương đối cao, thời gian sử dụng dài lâu và liên kết chặt chẽ với mọi hoạt động kinh tế trong vùng và liên vùng. Vì vậy đòi hỏi hệ thống này phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu hoạt động kinh tế – xã hội của vùng ở mọi thời điểm, trong từng giai đoạn phát triển.

Cơ cấu hạ tầng cơ sở gồm cơ cấu hạ tầng xã hội và cơ cấu hạ tầng cơ sở kĩ thuật. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo