26. Bất động sản

Qui hoạch phát triển cụm công nghiệp (Industrial Cluster Develoment Planning) là gì?

Hình minh họa

Qui hoạch phát triển cụm công nghiệp (Industrial Cluster Develoment Planning)

Qui hoạch phát triển cụm công nghiệp – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Industrial Cluster Develoment Planning.

Qui hoạch phát triển cụm công nghiệp là hệ thống các mục tiêu, định hướng, giải pháp và các cơ chế chính sách phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh trong từng thời kì nhất định nhằm phân bố, phát triển mạng lưới các cụm công nghiệp hợp lí trên cơ sở sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực, tài nguyên của địa phương. (Theo Nghị định Số: 68//NĐ-CP)

Căn cứ lập qui hoạch phát triển cụm công nghiệp

a) Qui hoạch phát triển kinh tế – xã hội; qui hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; qui hoạch sử dụng đất; qui hoạch xây dựng và qui hoạch các ngành, sản phẩm, lĩnh vực có liên quan khác trên địa bàn;

b) Nhu cầu diện tích mặt bằng để thu hút, di dời các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp;

c) Khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật các cụm công nghiệp trên địa bàn.

Tham khảo:   Đường ngang (Level Crossing) là gì? Qui định về đường ngang

Nội dung qui hoạch phát triển cụm công nghiệp

a) Căn cứ pháp lí, sự cần thiết xây dựng qui hoạch;

b) Đánh giá, dự kiến nhu cầu phát triển các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các yếu tố tác động đến phát triển cụm công nghiệp; nhu cầu mặt bằng của các tổ chức, cá nhân đầu tư vào cụm công nghiệp;

c) Đánh giá hiện trạng, tiến độ triển khai qui hoạch, đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật, tình hình thu hút đầu tư, tỉ lệ lấp đầy, hiệu quả hoạt động của từng cụm công nghiệp; những mặt đạt được, tồn tại và nguyên nhân;

d) Định hướng phân bố, phát triển các cụm công nghiệp, luận chứng qui hoạch từng cụm công nghiệp (gồm: Tên, địa điểm, diện tích, hiện trạng đất đai trên nguyên tắc hạn chế sử dụng đất đã qui hoạch trồng lúa, ngành nghề hoạt động, tiến độ đầu tư hạ tầng kĩ thuật, khả năng kết nối hạ tầng kĩ thuật ngoài cụm công nghiệp; nhu cầu thuê đất, thuê lại đất của cụm công nghiệp và các yếu tố thuận lợi, khó khăn);

đ) Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lí môi trường của các cụm công nghiệp đã thành lập trên địa bàn; dự báo tác động, biện pháp xử lí môi trường của các cụm công nghiệp dự kiến qui hoạch;

Tham khảo:   Lí thuyết vị trí trung tâm (Central Place Theory) là gì?

e) Dự kiến tổng mức đầu tư xây dựng hạ tầng kĩ thuật các cụm công nghiệp; các giải pháp về cơ chế, chính sách, khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư; phương án tổ chức thực hiện qui hoạch;

g) Dự kiến danh mục qui hoạch các cụm công nghiệp theo các phương án; lựa chọn một phương án và thể hiện trên bản đồ qui hoạch (gồm: Tên gọi, vị trí, diện tích, ngành nghề hoạt động, dự kiến tổng mức đầu tư hạ tầng kĩ thuật, giai đoạn qui hoạch). (Theo Nghị định Số: 68//NĐ-CP)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo