26. Bất động sản

Chỉ giới đường đỏ là gì? Chỉ giới đường đỏ trong xây dựng

Chỉ giới đường đỏ (Red-line Boundary) (Ảnh: GKG)

Chỉ giới đường đỏ (Red-line Boundary) 

Chỉ giới đường đỏ – danh từ, trong tiếng Anh tạm dịch là Red-line Boundary.

Luật Xây dựng năm 2014 qui định như sau: “Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ qui hoạch và thực địa để phân định ranh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc công trình hạ tầng thuật, không gian công cộng khác.”

Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình thuật hạ tầng. (Theo Quyết định Số: 04/2008/QĐ-BXD)

Qui định về chỉ giới đường đỏ trong xây dựng

Phần nhà được phép nhô quá chỉ giới đường đỏ trong trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các qui định này cần được vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong qui định về quản xây dựng theo đồ án qui hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các qui định sau đây:

1. Các bộ phận cố định của nhà:

a) Trong khoảng không từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô quá chỉ giới đường đỏ, trừ các trường hợp dưới đây:

Tham khảo:   Nhà ở thương mại (Commercial housing) là gì? Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư

– Đường ống đứng thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà: được phép vượt qua đường đỏ không quá 0,2m và phải đảm bảo mĩ quan;

– Từ độ cao 1m (tính từ mặt vỉa hè) trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

b) Trong khoảng không từ độ cao 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của nhà (ô-văng, sê-nô, ban công, mái đua…, nhưng không áp dụng đối với mái đón, mái hè) được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo những Điều kiện sau:

– Độ vươn ra (đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra), tùy thuộc chiều rộng lộ giới, không được lớn hơn giới hạn được qui định ở bảng 2.9, đồng thời phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1,0m, phải đảm bảo các qui định về an toàn lưới điện và tuân thủ qui định về quản xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực;

– Vị trí độ cao và độ vươn ra cụ thể của ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc, tạo được không gian kiến trúc cảnh quan trong từng cụm nhà cũng như trong tổng thể toàn khu vực;

– Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng.

Tham khảo:   Đất nền dự án là gì? Nguyên tắc đầu tư

c) Phần ngầm dưới mặt đất: mọi bộ phận ngầm dưới mặt đất của ngôi nhà đều không được vượt quá chỉ giới đường đỏ.

d) Mái đón, mái hè phố: khuyến khích việc xây dựng mái hè phục vụ công cộng để tạo Điều kiện thuận lợi cho người đi bộ. Mái đón, mái hè phố phải:

– Được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà, đảm bảo tạo cảnh quan;

– Đảm bảo tuân thủ các qui định về phòng cháy chữa cháy;

– Ở độ cao cách mặt vỉa hè 3,5m trở lên và đảm bảo quan đô thị;

– Không vượt quá chỉ giới đường đỏ;

– Bên trên mái đón, mái hè phố không được sử dụng vào bất cứ việc gì khác (như làm ban công, sân thượng, sân bày chậu cảnh…).

Phần nhà được xây dựng vượt quá chỉ giới xây dựng trong trường hợp chỉ giới xây dựng lùi vào sau chỉ giới đường đỏ

a) Không có bộ phận nào của nhà vượt quá chỉ giới đường đỏ.

b) Các bộ phận của công trình sau đây được phép vượt quá chỉ giới xây dựng trong các trường hợp sau:

– Bậc thềm, vệt dắt xe, bậu cửa, gờ chỉ, cách cửa, ô-văng, mái đua, mái đón, móng nhà;

– Riêng ban công được nhô quá chỉ giới xây dựng không quá 1,4m và không được che chắn tạo thành buồng hay lô-gia. (Theo Qui chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 01: 2008/BXD)

Tham khảo:   Hành lang an toàn đường bộ (Road Safety Corridor) là gì?

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo