26. Bất động sản

Khu công nghệ cao (High-Tech Park) là gì?

https___specials-images

Hình minh họa (Nguồn: The Independent)

Khu công nghệ cao (High-Tech Park)

Khu công nghệ cao – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ High-Tech Park.

Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuậ cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao bao gồm nghiên cứu – triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo các ngành dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lí xác định; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong Khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Đặc điểm của Khu công nghệ cao

Khu công nghệ cao là nơi tập trung các nguồn vốn và các nguồn lực khác nhau để tạo ra một khu vực có cơ sở hạ tầng tốt, thúc đẩy các hoạt động sản xuất và kinh doanh. Tại đây được áp dụng một chế độ ngoại lệ so với qui định chung nhằm tạo hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và thu hút đầu tư.

Các khu này thường là một khu vực có rành giới địa lí xác định. Sự khác nhau của Khu công nghệ cao và Khu công nghiệp do đặc điểm của sản phẩm sản xuất ra trong từng khu qui định. 

Do các sản phẩm công nghệ cao cần sự hỗ trợ từ các hoạt động nghiên cứu để nhanh chóng tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh trên thị trường, đồng thời cần một lực lượng lao động có tay nghề cao nên trong Khu công nghệ cao các hoạt động kết hợp chặt chẽ với hoạt động nghiên cứu – triển khai R&D (Reseach and Development) và hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.

Tham khảo:   Đấu giá quyền sử dụng đất (Auctions of Land Use Rights) là gì?

Để thực hiện một qui trình khép kín sản xuất – nghiên cứu – đào tạo như vậy cần có nhiều khu hỗ trợ ngay trong Khu công nghệ cao như khu nhà ở cho các chuyên gia trong nước, nước ngoài hoặc Việt kiều, các khu thương mại, khu dịch vụ, khu giải trí… 

Tỉ lệ của các thành phần chính trong khu: sản xuất, nghiên cứu, đào tạo sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của chiến lược phát triên Khu công nghệ cao

Giao đoạn đầu phát triển, các Khu công nghệ cao chủ yếu tiếp thu công nghệ và hoạt động sản xuất là chính. Khi Khu công nghệ cao phát triển ổn định và chuyển sang giao đoạn cải tiến và sáng tạo công nghệ thì tỉ trọng hoạt động R&D tăng dần tạo nên các loại hình Khu công nghệ cao khác nhau.

Phân loại Khu công nghệ cao

Khu khoa học truyền thống (Traditional Science Park – TSP)

Khu khoa học truyền thống có chức năng nghiên cứu khoa học là chủ yếu, được thành lập nhằm thúc đẩy quá trình nghiên cứu – triển khai, biến các kết quả nghiên cứu ứng dụng thành các công nghệ sản xuất. Do chức năng chính là nghiên cứu khoa học nên các khu này thường có mối liên hệ chặt chẽ với một trường đại học.

Thành phố khoa học (Science City – SC)

Đây là mô hình phát triển trong giai đoạn tiếp theo của khu khoa học truyền thống. Thành phố khoa học gắn với một cộng đồng dân cư liên quan đến Khoa học – công nghệ trong một môi trường sinh hoạt và làm việc hoàn chỉnh.

Tham khảo:   Qui hoạch chi tiết (Detailed Planning) là gì? Qui định về qui hoạch chi tiết

Như vậy, thành phố khoa học còn có mục đích phát triển vùng, đặc biệt khuyến khích phát triển các ngành khoa học dựa trên cơ sở công nghệ và chuyển giao công nghệ từ Khu công nghệ cao ra bên ngoài, nhằm rải đều lợi ích mang lại từ phát triển kinh tế cho toàn quốc gia.

Khu đổi mới công nghệ (Technology Innovation Park – TIP)

Đây là loại Khu công nghệ cao được thiết kế chủ yếu dành cho các doanh nghiệp lớn nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài. Mối liên kết của khu đổi mới công nghệ với các viện nghiên cứu và đào tạo thường không chặt chẽ, chủ yếu là do bản thân các doanh nghiệp đã khá mạnh và thường chỉ liên kết với một số viện nghiên cứu với những mục đích nhất định.

Trung tâm công nghệ (Technology Center – TC)

Phần lớn các trung tâm công nghệ nằm trong các thành phố lớn, trong đó tập trung chủ yếu các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Trung tâm công nghệ trợ giúp hoặc tư vấn hoạt động sản xuất và kinh doanh để giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Khu khoa học chuyên biệt (Special Science Park SSP)

Thực ra mô hình này thuộc dạng mô hình khu khoa học (Science Park – SP), nhưng các hoạt động của nó chỉ tập trung vào một lĩnh vực chuyên ngành, một lĩnh vực công nghệ hay một ngành công nghiệp, một thị trường sản phẩm nhất định. (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Tham khảo:   Quảng trường (Square) là gì? Phân loại quảng trường đô thị

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo