26. Bất động sản

Khu chế xuất (Export Proccessing Zone – EPZ) là gì? Các loại hình khu chế xuất

Hình minh họa (Nguồn: Abbreviations)

Khu chế xuất (Export Proccessing Zone)

Khu chế xuất – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Export Proccessing Zone, viết tắt là EPZ.

Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp qui định. (Theo Nghị định Số: 82//NĐ-CP)

Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các qui định áp dụng đối với khu phi thuế quan qui định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Các loại hình Khu chế xuất

Xu hướng phát triển chung của các Khu chế xuất hiện nay là tập trung một số ngành công nghiệp nhẹ, gia công chế biến theo 3 loại chính như sau:

– Loại 1: Công nghiệp lắp ráp điện tử và máy móc hạng nhẹ. Trong loại gia công chế biến này các phụ tùng, linh kiện được chia nhỏ ra và vận chuyển từ nước ngoài hoặc từ công ty mẹ tới các Khu chế xuất để thực hiện lắp ráp đơn giản với nguồn lao động rẻ tại các nước chủ nhà.

Các doanh nghiệp này thường được ưu đãi bởi chính sách thuế của nước sở tại cho các mặt hàng trung gian thuộc loại lắp ráp so với các dạng thành phẩm hoàn chỉnh.

Tham khảo:   Kế hoạch đầu tư đa ngành (Multi Sectoral Investment Planning) là gì?

– Loại 2: Các ngành công nghiệp may mặc. Đây là ngành công nghiệp hoạt động chủ yếu ở các Khu chế xuất do: sử dụng nhiều lao động; vốn đầu tư không lớn, chu trình sản xuất ngắn nên thu hồi vốn rất nhanh và có khả năng mang lại lợi nhuận đầu tư trong một thời gian ngắn.

– Loại 3: Các hoạt động công nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên của các nước sở tại như gia công đá quí, sản xuất nông sản… (Theo Lí thuyết qui hoạch đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh)

Khu chế xuất (Nguồn: pdgroup)

Qui định riêng áp dụng đối với Khu chế xuất

Khu chế xuất được áp dụng qui định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các qui định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.  

Cơ quan đăng kí đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.

– Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho Khu chế xuất

Tham khảo:   Cải tạo đô thị (Urban Renewal) là gì? Quản lí cải tạo đô thị

Khu chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cảng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo qui định áp dụng đối với khu phi thuế quan, qui định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

– Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Khu chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.

– Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa các Khu chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp qui định.

– Cán bộ, công nhân viên làm việc trong Khu chế xuất khi mang ngoại hối từ nội địa Việt Nam vào Khu chế xuất và ngược lại không phải khai báo hải quan. (Theo Nghị định Số: 82//NĐ-CP)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo