26. Bất động sản

Điểm dân cư nông thôn (Rural Settlement) là gì?

Điểm dân cư nông thôn (Rural Settlement) (Ảnh: Nivasa)

Điểm dân cư nông thôn (Rural Settlement)

Điểm dân cư nông thôn – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Rural Settlement, các văn bản luật của Việt Nam thường được tạm dịch là Rural Residential Quarter.

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa và các yếu tố khác. (Theo Luật Xây dựng năm 2014)

Qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

Đối tượng để lập qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn 

Bao gồm các khu trung tâm xã hoặc các khu dân cư nông thôn tập trung (gọi chung là thôn). qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ cụ thể và theo trình tự như sau:

1. Định hướng qui hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi ranh giới hành chính toàn xã hoặc định hướng qui hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi mối quan hệ chặt chẽ với khu vực được qui hoạch. 

Tham khảo:   Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là gì?

Thông qua đó, dự báo được qui mô và hình thái phát triển hợp của mỗi điểm dân cư theo từng giai đoạn qui hoạch.

2. Qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Xác định được mối quan hệ giữa các điểm dân cư trong mạng lưới qui hoạch với vùng xung quanh về mọi mặt (kinh tế – xã hội, hạ tầng thuật và hạ tầng xã hội…);

b) Xác định được tiềm năng, thế mạnh và các tiền đề phát triển;

c) Dự báo được dân số và nhu cầu xây dựng các loại công trình;

d) Qui hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, bố trí các công trình xây dựng như nhà ở, công trình dịch vụ, các khu vực bảo tồn tôn tạo di tích và cảnh quan, các khu vực cấm xây dựng;

đ) qui hoạch phát triển các công trình thuật hạ tầng, xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;

e) Đề xuất các dự án ưu tiên xây dựng đợt đầu.

Yêu cầu đối với phân khu chức năng trong qui hoạch điểm dân cư nông thôn

– Tiết kiệm đất canh tác (hạn chế việc mở rộng khu dân cư đã có trên đất nông nghiệp);

Tham khảo:   Phân tích chi phí và lợi ích (Cost and Benefit Analysis) trong qui hoạch xây dựng là gì?

– Thuận tiện cho giao thông đi lại, sản xuất, ăn, ở, nghỉ ngơi giải trí, sinh hoạt công cộng;

– Bảo vệ môi trường sống;

– Tận dụng địa hình, cảnh quan thiên nhiên để tạo nên bố cục không gian kiến trúc đẹp, mang bản sắc từng vùng;

– Phù hợp với các đặc điểm cụ thể của khu vực về: vị trí và tính chất (vùng ven đô hay vùng sâu, vùng xa, khu dân cư lâu năm hay khu kinh tế mới…); ngành nghề kinh tế của địa phương và phong tục, tập quán, tín ngưỡng;

– Các khu vực chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cần được qui hoạch với cự li đảm bảo yêu cầu về khoảng cách li vệ sinh, đảm bảo phòng chống dịch bệnh lây lan. (Theo Quyết định Số: 04/2008/QĐ-BXD)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo