26. Bất động sản

Nước sinh hoạt (Domestic Water) là gì? Bảo vệ nguồn nước sinh hoạt

Nước sinh hoạt (Domestic Water) (Ảnh: Aqualife)

Nước sinh hoạt (Domestic Water)

Nước sinh hoạt – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Domestic Water.

Nước sinh hoạt là nguồn nước có thể cung cấp nước sinh hoạt hoặc có thể xử lí thành nước sinh hoạt. (Theo Luật Tài nguyên nước năm 2012)

Bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt

1. Tổ chức, cá nhân không được xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác nước để cấp nước cho sinh hoạt phải thực hiện các biện pháp sau đây:

a) Thường xuyên quan trắc, theo dõi chất lượng nguồn nước sinh hoạt và bảo đảm chất lượng đối với nguồn nước do mình khai thác;

b) Có phương án khai thác nguồn nước khác để thay thế trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt đang khai thác.

3. Người phát hiện hành vi gây hủy hoại, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt có trách nhiệm ngăn chặn và kịp thời báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lí.

4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:

Tham khảo:   Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất là gì?

a) Xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt trong phạm vi địa phương theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

b) Tổ chức công bố thông tin chất lượng nguồn nước sinh hoạt, cảnh báo hiện tượng bất thường về chất lượng của nguồn nước sinh hoạt đối với các nguồn nước trên địa bàn.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại địa phương.

Trách nhiệm của đơn vị cấp nước sinh hoạt 

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng nước sạch do đơn vị cung cấp.

b) Lưu trữ và quản lí hồ sơ theo dõi về chất lượng nước sạch:

– Qui chuẩn kĩ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành.

– Các kết quả thử nghiệm chất lượng nước nguyên liệu định kì, đột xuất.

– Các kết quả thử nghiệm thông số chất lượng nước sạch định kì, đột xuất.

– Các hồ sơ về hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất nước sạch.

Tham khảo:   Thời hạn sử dụng đất (Land Use Term) là gì?

– Sổ theo dõi việc lưu mẫu nước (mỗi lần lấy mẫu ghi cụ thể số lượng mẫu lưu; vị trí lấy mẫu; thể tích mẫu; phương pháp bảo quản mẫu; thời gian lấy và lưu mẫu; người lấy mẫu lưu).

– Báo cáo biện pháp khắc phục các sự cố liên quan đến chất lượng nước sạch.

– Công khai thông tin về chất lượng nước sạch.

– Các tài liệu chứng minh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn theo qui định.

c) Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

d) Đề xuất các thông số chất lượng nước sạch để xây dựng Qu chuẩn kĩ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

đ) Báo cáo kết quả thử nghiệm chất lượng nước sạch hằng quí cho Trung tâm y tế huyện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh theo mẫu qui định. (Theo Thông tư Số: 41//TT-BYT)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo