26. Bất động sản

Hệ sinh thái đô thị (Urban Ecosystem) là gì? Đặc điểm hệ sinh thái đô thị

Hình minh họa (Nguồn: Wikimedia)

Hệ sinh thái đô thị (Urban Ecosystem)

Hệ sinh thái đô thị – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Ecosystem.

Hệ sinh thái là hệ thống quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và môi trường đó.

Hệ sinh thái đô thị là hệ sinh thái nhân tạo bao gồm yếu tố hữu sinh chủ yếu là con người và môi trường sống hạn chế trong không gian hẹp. Hệ sinh thái đô thị có quan hệ xã hội đa dạng và phức tạp giữa con người với nhau, ngược lại quan hệ giữa con người và thiên nhiên lại bị giới hạn.

Hệ sinh thái đô thị mô tả mối quan hệ giữa con người với môi trường sống quanh đô thị nhằm xây dựng giải pháp qui hoạch, vận hành bền vững hệ sinh thái này.

Bản chất của hệ sinh thái đô thị

Hệ sinh thái đô thị, cũng giống như những hệ sinh thái khác, được tạo nên bởi các yếu tố sinh học (thực vật, động vật và những vật thể khác trong cuộc sống) và những yếu tố về vật lí (dầu, nước, không khí, khí hậu và địa lí).

Trong tất cả những hệ sinh thái này, các thành phần tương tác với nhau trong một khu vực được chỉ định. Tuy nhiên, đối với hệ sinh thái đô thị, tập hợp sinh học bao gồm quần thể người, đặc điểm về nhân khẩu học, cấu trúc thể chế và các công cụ kinh tế trong xã hội mà con người sử dụng.

Tham khảo:   Thống kê đất đai (Land Statistics) là gì? Qui định về thống kê đất đai

Yếu tố vật lí bao gồm những tòa nhà, mạng lưới giao thông, cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị và những biến đổi về môi trường từ những hoạt động của con người. Những yếu tố về vật lí còn bao gồm việc sử dụng năng lượng, nhập khẩu và xuất khẩu nguyên vật liệu. (Theo Encyclopaedia Britannica)

Thành phần của hệ sinh thái đô thị

Theo cấu trúc của hệ sinh thái 

– Thành phần hữu sinh: con người và các sinh vật.

– Thành phần vô sinh: đất, nước, không khí, nhiệt độ…

– Thành phần công nghệ: cơ sở quản lí, sản xuất, dịch vụ. Đây chính là thành phần quyết định dòng năng lượng và chu trình vật chất đi qua hệ sinh thái.

Theo chức năng hệ sinh thái

a) Vùng nội thành (trung tâm): dân cư tập trung, lõi của hệ sinh thái.

b) Vùng ngoại thành (ven đô): có chức năng vùng đệm.

– Chuẩn bị dòng năng lượng, vật chất đi vào hệ sinh thái.

– Tiếp nhận, khắc phục năng lượng và vật chất dư thừa.

– Dự trữ cho sự phát triển bền vững.

Đặc điểm của hệ sinh thái đô thị

Hệ sinh thái hở

Tham khảo:   Hè đi bộ (Pavement) là gì? Qui định về hè đi bộ

– Tuân theo nguyên lí nhiệt động học, biến động theo không gian và thời gian.

– Dòng năng lượng, vật chất đi vào và đi ra hệ sinh thái biến động theo nhu cầu phát triển của cư dân. 

– Không gian phát triển thay đổi mạnh tùy theo nhu cầu xã hội.

Chuyển hóa vật chất và năng lượng 

– Con người đóng vai trò là sinh vật sản xuất nhưng đồng thời cũng là sinh vật tiêu thụ cấp cao.

– Dòng năng lượng cung cấp đầu vào và duy trì hoạt động hệ sinh thái từ nhiều nguồn khác nhau chủ yếu từ năng lượng hóa thạch.

Thành phần hữu sinh

– Chủ yếu là con người, chịu tác động mạnh bởi các nhân tố xã hội nhiều hơn là các yếu tố vô sinh.

 – Con người tạo ra hệ sinh vật trong các vùng đệm, vùng rừng ven đô, các khu hệ sinh vật quanh đô thị. (Theo Bài giảng Hệ sinh thái Đô thị)


  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo