26. Bất động sản

Quản lí môi trường (Environmental Management) là gì? Công tác quản lí môi trường đô thị

Quản lí môi trường (Environmental Management) (Nguồn: Alpha Academy)

Quản lí môi trường (Environmental Management)

Quản lí môi trường – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Environmental Management.

Quản lí môi trường là một hoạt động trong quản lí xã hội, có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa trên sự tiếp cận có hệ thống và các kĩ năng điều phối thông tin, đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người, xuất phát từ các quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bền vững và sử dụng hợp lí tài nguyên. (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

Quản lí môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp luật pháp, chính sách, kinh tế, kĩ thuật, công nghệ, xã hội, văn hóa, giáo dục… Các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích hợp với nhau tùy theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra.

Mục tiêu

Mục tiêu của quản lí môi trường là bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, góp phần bảo vệ môi trường trong khu vực toàn cầu.

Tham khảo:   Khu kinh tế (Economic Zone) là gì? Qui định về khu kinh tế

Công tác quản lí môi trường là nhiệm vụ của mỗi quốc gia và của toàn thể nhân loại. Nó là chức năng của cơ quan quản lí nhà nước và các cơ quan sự nghiệp liên quan; là trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, xã hội cũng như của mỗi cộng đồng.

Nội dung công tác quản lí môi trường đô thị

Nội dung chủ yếu công tác quản lí môi trường nói chung và quản lí môi trường đô thị nói riêng bao gồm:

– Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách và pháp luật môi trường. Định kì đánh giá và dự báo tình hình môi trường.

– Xây dựng và quản lí các công trình liên quan đến môi trường.

– Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi trường, Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.

– Giám sát thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật môi trường, xử lí vi phạm pháp luật về môi trường; giải quyết các tranh chấp khiếu nại, tố cáo các hành vi gây hại môi trường.

– Nâng cao trình độ khoa học – kĩ thuật, trình độ quản lí, trình độ pháp lí trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tham khảo:   Hệ thống giao thông đô thị (Urban Transportation Systems) là gì?

– Thiết lập các quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo