26. Bất động sản

Phân tích môi trường (Environmental Index Using Factor Analysis) trong qui hoạch xây dựng là gì?

Phân tích môi trường (Environmental Index Using Factor Analysis)

Phân tích môi trường (Environmental Index Using Factor Analysis)

Phân tích môi trường – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Environmental Index Using Factor Analysis.

Phân tích môi trường là phương pháp tổng hợp, có tính tổng hợp và khái quát cao và thường được sử dụng khi ĐTM các dự án qui hoạch xây dựng. (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

Nội dung phân tích môi trường trong qui hoạch xây dựng

Cơ sở phân tích môi trường

– Cơ sở dữ liệu, số liệu của Cục thống kê về dân số, đất đai, tình hình phát triển kinh tế – xã hội; 

– Các số liệu, tài liệu khảo sát thực địa, khảo sát xã hội học về dân cư, phân bố dân cư, sự phân bố và thực trạng sản xuất; 

– Điều kiện kinh tế – xã hội và môi trường, bản đồ hiện trạng về điều kiện tự nhiên, hiện trạng các công trình kiến trúc, hiện trạng kĩ thuật khu vực qui hoạch xây dựng; 

– Các tài liệu, số liệu từ các trạm quan trắc môi trường quốc gia, của tỉnh; các tài liệu, số liệu đã từng công bố để tiến hành phân tích, đánh giá.

Đánh giá, phân tích môi trường của các phương án đã đề xuất trong hồ sơ qui hoạch xây dựng đô thị

Tham khảo:   Hệ thống hạ tầng kĩ thuật đô thị (Public Utility System) là gì?

– Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường nền đô thị; các đặc điểm tự nhiên, khí hậu;

– Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế – xã hội vùng, đô thị;

– Phân tích đánh giá tài nguyên và vấn đề khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất đai đô thị.

– Xác định các tác động qua lại giữa môi trường và phát triển.

– Phân tích, đánh giá về sự tham gia của cộng đồng trong dự án qui hoạch xây dựng; thương thuyết chiến lược để giảm thiểu các mâu thuẫn giữa các bên sử dụng tài nguyên.

Phân tích các vấn đề về môi trường; xác định các điểm nóng về môi trường và các vùng nhạy cảm với môi trường; phân tích thông tin theo qui trình SWOT để xác định các vùng có những đặc trưng chung; xác định tiềm năng và sức ép môi trường trong vùng qui hoạch. 

Đánh giá về lượng các thành phần hay nhân tố trong môi trường khu vực qui hoạch xây dựng

– Vị trí và qui mô công trình;

– Đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực qui hoạch xây dựng;

– Số hộ dân cần đền bù giải tỏa và giải phóng mặt bằng;

Tham khảo:   Công trình công cộng ngầm (Public Underground Work) là gì?

– Diện tích đất các hộ đang sử dụng, trong đó số hộ có giấy tờ sử dụng đất hợp pháp;

– Hiện trạng nhà ở: nhà kiên cố 2 đến 5 tầng; nhà mái bằng 1 tầng, nhà mái ngói…

– Số lượng, chất lượng công trình cần giải tỏa;

– Số hộ kinh doanh ngoài mặt đường và đặc điểm kinh doanh của các hộ;

– Nghề nghiệp và thu nhập;

Mục đích phân tích môi trường 

– Đánh giá, phân tích hiện trạng môi trường nền;

– Đánh giá, phân tích các phương án đền bù, giải tỏa giải phóng mặt bằng;

– Đánh giá, phân tích các phương án di dân, tạo lập công ăn việc làm, cải thiện thu nhập.

Sau đó có thể dùng các phương pháp ĐTM khác để phân tích, đánh giá về mặt môi trường những tác động của các hoạt động qui hoạch xây dựng đô thị đối với môi trường. (Theo Môi trường Đô thị, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo