26. Bất động sản

Chiến lược môi trường đô thị (Urban Environment Strategy) là gì?

Chiến lược môi trường đô thị (Urban Environment Strategy) (Nguồn: Envisager)

Chiến lược môi trường đô thị (Urban Environment Strategy)

Chiến lược môi trường đô thị – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Urban Environment Strategy.

Chiến lược môi trường đô thị là cốt lõi để xây dựng môi trường qui hoạch đô thị, mục tiêu của chiến lược này nhằm bảo vệ môi trường và hướng tới bền vững trong suốt quá trình phát triển của đô thị.

Nội dung chiến lược môi trường đô thị không chỉ dừng ở việc giải quyết các vấn đề môi trường đô thị đặt ra, mà còn phải qui hoạch sắp xếp lại thành một hệ thống bền vững để khai thác tiềm năng môi trường một cách lâu dài cho lợi ích của đô thị. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)

Những vấn đề cần giải quyết của chiến lược môi trường đô thị

Sử dụng đất

Việc lựa chọn đất đai để phát triển đô thị cho phù hợp là việc làm quan trọng và có ý nghĩa to lớn trong mục tiêu phát triển bền vững. Để qui hoạch sử dụng đất nói chung và đất đô thị nói riêng được hiệu quả, người ta tiếp cận phương pháp “qui hoạch hệ sinh thái” hơn là những phương pháp qui hoạch thông thường hiện có.

Phương pháp “qui hoạch hệ sinh thái” được xây dựng dựa trên quan điểm sự sống của con người phụ thuộc vào thiên nhiên chứ không phải là ngược lại. Trách nhiệm của con người là phải bảo tồn thiên nhiên, phải tôn trọng tính đa dạng, phức tạp cũng như tính có giới hạn và khả năng không ổn định của thiên nhiên.

Tham khảo:   Nguồn nước liên tỉnh (Intercity Water Source) là gì? Qui hoạch nguồn nước liên tỉnh

Ô nhiễm chất thải rắn trong đô thị

Một hệ sinh thái đô thị bao gồm 3 chức năng, là sản xuất đô thị, sinh hoạt đô thị và vui chơi giải trí trong đô thị. 3 chức năng này không tách rời nhau mà liên quan mật thiết với nhau, hậu thuẫn cho nhau tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín gọi là chu trình sinh thái cơ bản của hệ sinh thái đô thị.

Chất thải rắn là những tồn dư vật chất của môi trường đô thị. Để chống ô nhiễm môi trường đất, không khí và các nguồn nước, việc xử lí chất thải rắn phải đảm bảo qui chuẩn nghiêm ngặt, tiêu chuẩn công nghệ đặt ra. Việc giải quyết chất thải phải có tính tập trung cao, qui hoạch rõ ràng, cụ thể, chính xác, tập trung nguồn lực tối đa.

Ô nhiễm nước và vệ sinh nguồn nước trong đô thị

Đô thị là nơi tập trung mọi hoạt động nên lượng nước sử dụng hàng ngày rất lớn, đáp ứng cho các yêu cầu cơ bản như sản xuất công nghiệp, sinh hoạt đô thị, phòng cháy chữa cháy và vệ sinh đường xá.

Tham khảo:   Kế hoạch đầu tư đa ngành (Multi Sectoral Investment Planning) là gì?

Tùy theo mức độ yêu cầu có thể dùng các loại nước cấp với chất lượng khác nhau, nhưng nói chung dù dùng vào mục đích gì cũng phải là nước sạch, nếu không sản phẩm công nghiệp sẽ kém chất lượng, hệ thống cấp nước và các thiết bị chuyên dụng sẽ dễ bị phá hỏng vì nước không sạch gây ra ăn mòn, cặn lắng, và mất vệ sinh môi trường.

Ô nhiễm không khí trong đô thị

Không khí trong đô thị là nơi thường xảy ra sự ô nhiễm nặng nề, chứa nhiều khí độc và bụi do quá trình hoạt động của đô thị mang tính tập trung gây ra. Các chất độc hại và bụi này vốn không phải là thành phần tự nhiên của không khí, hoặc có thì chiếm tỉ lệ rất thấp.

Vì vậy trong kĩ thuật xử lí khí thải và bụi, người ta có nhiều cách phân loại khác nhau và thường phân loại theo đặc tính kĩ thuật hay tính vật lí hoặc hóa học mà tìm biện pháp xử lí kĩ thuật thích hợp. Còn trong vệ sinh học người ta phân loại chúng theo tác hại tới sức khỏe để phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh bảo vệ sức khỏe con người. (Theo Môi trường trong qui hoạch xây dựng, NXB Xây dựng)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo