26. Bất động sản

Khu kinh tế (Economic Zone) là gì? Qui định về khu kinh tế

Hình minh họa (Nguồn: daily sun)

Khu kinh tế (Economic Zone)

Khu kinh tế – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Economic Zone.

Khu kinh tế là khu vực có ranh giới địa lí xác định, gồm nhiều khu chức năng, được thành lập để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ quốc phòng, an ninh.

Khu kinh tế bao gồm khu kinh tế ven biểnkhu kinh tế cửa khẩu. (Theo Nghị định Số: 82//NĐ-CP)

Qui hoạch phát triển khu kinh tế

1. Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; qui hoạch tổng thể quốc gia; qui hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch phát triển khu kinh tế.

2. Qui hoạch phát triển khu kinh tế đã được phê duyệt là căn cứ để xem xét việc thành lập, mở rộng khu kinh tế; xây dựng qui hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thuật và hạ tầng xã hội phục vụ sự phát triển của khu kinh tế.

Ưu đãi đầu tư đối với khu kinh tế

1. Khu kinh tế là địa bàn ưu đãi đầu tư, được hưởng chính sách ưu đãi áp dụng đối với địa bàn thuộc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo pháp luật về đầu tư.

Tham khảo:   Rà soát quyền sở hữu (Title Search) là gì? Cách thức rà soát quyền sở hữu

2. Đối tượng, nguyên tắc và thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư của dự án đầu tư trong khu kinh tế thực hiện theo qui định pháp luật về đầu tư.

3. Chi phí đầu tư xây dựng, vận hành hoặc thuê nhà chung cư và các công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ cho công nhân làm việc tại khu kinh tế là chi phí hợp lí được khấu trừ để tính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp có dự án đầu tư trong khu kinh tế.

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình văn hóa, thể thao, công trình kết cấu hạ tầng xã hội phục vụ công nhân làm việc tại khu kinh tế được hưởng ưu đãi theo qui định pháp luật về xây dựng nhà ở xã hội và pháp luật có liên quan.

4. Nhà đầu tư, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào khu kinh tế được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, doanh nghiệp, đất đai, xây dựng, môi trường, lao động, thương mại theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”, hỗ trợ về tuyển dụng lao động và các vấn đề liên quan khác trong triển khai thực hiện dự án. 

 Nội dung quản lí nhà nước đối với khu kinh tế

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện qui hoạch, kế hoạch và chính sách về phát triển khu kinh tế.

Tham khảo:   Siêu đô thị (Megacity) là gì? Tầm quan trọng của siêu đô thị

2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và tiêu chuẩn qui phạm thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây dựng, phát triển và quản lí hoạt động của khu kinh tế; xây dựng và quản lí hệ thống thông tin về khu kinh tế; tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư vào khu kinh tế.

3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, các loại giấy phép, chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong khu kinh tế.

4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lí nhà nước về khu kinh tế.

5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lí vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu kinh tế.(Theo Nghị định Số: 82//NĐ-CP)

  Viện Đào Tạo Kỹ Năng Masterskills chuyên Đào Tạo tại Doanh Nghiệp (In-house) trên Toàn Quốc  
G

0903966729

1
Hỗ trợ bạn qua Zalo